Chỉ những ai từng bị ra nhiều mồ hôi chân mới hiểu rõ được hết sự bất tiện mỗi khi đi giày dép, bởi bàn chân họ luôn nhớp dính nước kèm theo mùi hôi vô cùng khó chịu. Vậy đổ mồ hôi chân là do đâu, làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Thông tin trong bài viết này là điều bạn không nên bỏ qua.

Đổ mồ hôi chân là do đâu?

Bạn có biết, hai bàn chân của chúng ta có đến 250.000 tuyến mồ hôi hoạt động liên tục dưới sự chi phối của hệ thần kinh giao cảm. Khi hệ thần kinh này bị hưng phấn quá mức, các hoạt động trở nên rối loạn và là căn nguyên chính kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ hơn, gây đổ mồ hôi chân nhiều hơn mức bình thường.

Ngoài ra, một số trường hợp bị ra mồ hôi chân có liên quan đến yếu tố di truyền hoặc bệnh lý khác (cường giáp, tiểu đường...)

Dấu hiệu nhận biết bệnh đổ mồ hôi chân

Triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh này là đôi chân luôn ẩm ướt kèm theo các biểu hiện sau:

- Tất, giày thường xuyên bị ướt và có mùi khó chịu.

- Lòng bàn chân lạnh, màu sắc nhợt nhạt.

- Bàn chân có mùi hôi khó chịu do mồ hôi tiết ra quá nhiều.

- Có nguy cơ cao mắc các bệnh ngoài da như: ngứa chân, nấm móng chân, kẽ chân…

Những người bị đổ mồ hôi chân gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày:

- Luôn thường trực tâm lý lo âu, e ngại trong giao tiếp.

- Thường lảng tránh tiếp xúc hoặc tham gia vào các hoạt động tập thể.

- Tốn nhiều thời gian thay tất, giày.

- Phải sử dụng chất chống mồ hôi thường xuyên, liên tục mỗi ngày.

Chính áp lực tâm lý này lại gây phản ứng ngược trở lại, càng làm kích thích hệ thần kinh thực vật khiến mồ hôi bị ra nhiều hơn.

Đổ mồ hôi chân gây nhiều bất tiện cho “khổ chủ”

Nếu bạn đã quá chán nản, mệt mỏi vì bị ra nhiều mồ hôi chân và chưa biết phải điều trị sao cho hiệu quả, bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0987.45.49.48 để được tư vấn về giải pháp thảo dược đang được hàng ngàn người áp dụng thành công hiện nay.

Các phương pháp điều trị bệnh đổ mồ hôi chân

Hiện nay có một số phương pháp chữa mồ hôi chân bao gồm:

Phương pháp điện di ion

Ngâm chân trong một dung dịch ion có dòng điện cường độ thấp chạy qua để ức chế hoạt động của tuyến mồ hôi, giúp giảm tiết mồ hôi chân. Bạn cần thực hiện phương pháp này 3 - 4 lần/tuần và có thể được hướng dẫn mua thiết bị về thực hiện tại nhà.

Sử dụng thuốc kháng cholinergic 

Các thuốc này có tác dụng ức chế những dẫn truyền thần kinh quá mức tới hệ thần kinh giao cảm để giúp khắc phục tình trạng đổ mồ hôi chân. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ bởi bên cạnh lợi ích cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ nếu dùng kéo dài như: khô miệng, rối loạn tiêu hóa, nhìn mờ…

Thảo dược trị mồ hôi nhiều

Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng Kỳ,... là các vị thuốc có mặt trong nhiều bài thuốc cổ phương với công dụng cố biểu, liễm hãn, tăng sinh tân dịch, giúp làm giảm mệt mỏi trong bệnh đổ mồ hôi chân. Hoạt chất sinh học có trong Thiên môn đông tác động giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh thực vật – là nguyên nhân chính gây tăng tiết mồ hôi chân.

Sự kết hợp đồng thời các thảo dược này tạo nên một giải pháp toàn diện vừa giúp giảm tiết mồ hôi, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây viêm da để giảm mùi hôi chân khó chịu. Phương pháp trị bệnh tự nhiên này được các chuyên gia và người dùng đánh giá cao về độ an toàn và tính hiệu quả khi sử dụng.

Thiên môn đông – Thảo dược trị bệnh đổ mồ hôi chân

Xem thêm: Hòa Hãn Linh – giải pháp thảo dược cho bệnh ra nhiều mồ hôi

Phương pháp tiêm botox

Bác sĩ sẽ đánh giấu khoảng 30- 100 điểm tiêm thuốc trên lòng bàn chân và tiêm botox (Botulinum A) vào những vị trí này. Tác dụng của thuốc thường chỉ duy trì trong khoảng 6 tháng và cần tiêm lại sau đó. Người bệnh có thể cảm thấy đau, ngứa, rát sau khi tiêm thuốc.

Sử dụng chất chống mồ hôi dùng ngoài da

Đây là phương pháp dễ áp dụng nhất nhưng hiệu quả chỉ tức thời nên bạn cần thực hiện từ 3- 4 lần/ngày. Thành phần muối nhôm trong các sản phẩm này có tác dụng làm se khít lỗ chân lông ở chân để giảm tiết mồ hôi hiệu quả.

Mẹo nhỏ trong bệnh đổ mồ hôi chân nhiều

Mồ hôi tiết ra quá nhiều ở chân kèm theo mùi hôi khó chịu là rào cản khiến bạn không tự tin trong sinh hoạt. Do đó, ngoài các phương pháp điều trị trên, bạn nên áp dụng một số lời khuyên dưới đây:

- Uống đủ tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày: để giúp làm mát cơ thể và ngăn tiết mồ hôi quá mức.

- Tăng cường rau xanh, rau củ, trái cây tươi: để bổ sung đủ vitamin và khoáng chất.

- Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, café, thuốc lá…

- Kiểm soát các căng thẳng, lo lắng quá mức: nên ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.

- Luyện tập thể thao hàng ngày: ưu tiên một số bài tập như ngồi thiền định, hít sâu, tập yoga,… để cải thiện chứng đổ mồ hôi chân.

- Rửa chân hàng ngày bằng xà phòng kháng khuẩn: chú ý các kẽ ngón chân, móng chân.

- Thường xuyên tẩy da chết ở chân: để ngăn ngừa mùi hôi khó chịu do vi khuẩn gây ra.

- Lau khô chân: trước khi đi tất, giày, trước khi sử dụng các chất bôi xoa giảm tiết mồ hôi. Dùng miếng lót khử mùi làm từ chất liệu tự nhiên.

- Thường xuyên thay tất, giày: nên hong khô giày vào mỗi cuối ngày để hạn chế mùi khó chịu. Khi phải đi ra ngoài lâu hay hoạt động mạnh, bạn có thể mang theo một đôi tất dự phòng để có thể thay khi đổ mồ hôi chân nhiều.

- Chọn giày phù hợp: không quá chật, làm từ một số chất liệu thoáng khí như vải, da,... Nên ưu tiên một số kiểu giày hở mũi.

- Nên đi chân trần ở trong nhà: để đôi chân được thư giãn và khô ráo hơn.

- Ngâm chân, thư giãn: bằng nước trà xanh, lá tía tô, nước gừng muối trước khi đi ngủ khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày.

Kiên trì điều trị đúng phương pháp kết hợp với những hướng dẫn khoa học kể trên chính là giải pháp cho chứng đổ mồ hôi chân nhiều để bạn không còn lo ngại về đôi chân luôn bết dính do bị đổ mồ hôi nhiều.

Bạn có thể quan tâm:

Đổ mồ hôi nhiều – Đâu mới thực sự là nguyên nhân?

Để mùi hôi chân không còn làm bạn mất mặt

Mồ hôi nhiều nên gì và tập luyện như thế nào?

Ds. An Chu

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/hyperhidrosis/how-to-handle-sweaty-feet

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322578.php

https://www.sweatblock.com/blog/stop-sweaty-feet/