Chỉ những ai bị mồ hôi chân mới hiểu được cảm giác ngại ngùng mỗi khi cởi giày và tháo đôi tất ướt đẫm trước mặt người khác. Đổ mồ hôi quá nhiều ở lòng bàn chân là bệnh tăng tiết mồ hôi phổ biến và chưa có phương pháp điều trị dứt điểm.

Đổ mồ hôi là cách làm mát tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, bệnh tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis) lại gây ra tình trạng đổ mồ hôi khi không cần làm mát, hoặc đổ mồ hôi quá đà. Khi xảy ra ở lòng bàn chân, bệnh được gọi là tăng tiết mồ hôi bàn chân.

Mồ hôi chân có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm một số vấn đề ở bàn chân, chẳng hạn như nhiễm nấm, mụn cóc và các bệnh da liễu khác. Nếu mồ hôi chân bắt nguồn từ một chứng bệnh khác, nó được gọi là tăng tiết mồ hôi thứ cấp.

Trung bình, mỗi bàn chân có hơn 250.000 tuyến mồ hôi, tiết ra khoảng 0,2 lít độ ẩm mỗi ngày. Đôi chân đổ môi mọi lúc, mọi nơi và luôn luôn có vi khuẩn ở lòng bàn chân.

Thông thường, mồ hôi chân bốc hơi rất nhanh chóng. Tuy nhiên, ở một số người, mồ hôi bị mắc kẹt trong các tuyến mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Tình trạng này có thể là vấn đề nghiêm trọng nếu người đó có nhiều tuyến mồ hôi ở chân hơn bình thường và dễ bị đổ mồ hôi quá mức.

Triệu chứng tăng tiết mồ hôi chân

Triệu chứng dễ nhận biết nhất và phổ biến nhất là lòng bàn chân đổ quá nhiều mồ hôi. Các triệu chứng khác bao gồm:

- Bàn chân có mùi hôi

- Dễ mắc các vấn đề da liễu

- Ngứa chân

- Bị nấm móng chân

- Bị nấm bàn chân

- Giày, tất thường xuyên ướt đẫm mồ hôi

- Bàn chân lạnh, ẩm ướt và rịn mồ hôi

Vì sao chân đổ mồ hôi?

Có nhiều lý do khiến bàn chân đổ mồ hôi, phổ biến nhất là sự căng thẳng về cảm xúc liên quan đến rối loạn thần kinh thực vật. Khi bị cường giao cảm, hệ thần kinh điều khiển hoạt động của các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, hậu quả là mồ hôi bài tiết ra liên tục bất kể thời tiết, nhiệt độ, đặc biệt là tình trạng bốc mùi khi đi giày bít kín chân.

Yếu tố di truyền đóng một vai trò nhất định đối với chứng bệnh tăng tiết mồ hôi này. Những người bị mồ hôi chân thường có một hoặc nhiều thành viên trong gia đình cùng “chịu chung số phận”.

Tăng tiết mồ hôi chân sau khi tập thể dục

Khi bị đổ mồ hôi chân quá nhiều, bạn có thể sử dụng Tpcn Hòa Hãn Linh giúp bình ổn hoạt động của hệ thần kinh thực vật, ngăn ngừa tình trạng ra mồ hôi chân hiệu quả. Hãy liên hệ tới số 0962546541 để được hỗ trợ tư vấn về sản phẩm.

Ngoài ra một số nguyên nhân khác cũng khiến mồ hôi chân ra nhiều hơn bình thường như:

Độc tố từ thực phẩm, chẳng hạn như chất béo bão hòa trong thức ăn và cồn trong rượu/bia, tích tụ trong cơ thể sẽ gây tăng tiết mồ hôi ở chân cũng như các bộ phận khác (bàn tay, mặt, đầu, nách…). Tập thể dục là cách tốt nhất để thải chất độc ra khỏi cơ thể, phòng ngừa tăng tiết mồ hôi.

Giày, dép, tất cũng có thể là “thủ phạm” khiến bàn chân bị ướt sũng. Các loại giày, dép, tất chân làm từ chất liệu nylon, 100% cotton hoặc một số loại vải tổng hợp khiến mồ hôi không thể bốc hơi, đọng lại ở bàn chân gây ướt, mùi khó chịu và các vấn đề da liễu khác.

Điều trị tăng tiết mồ hôi chân

Tăng tiết mồ hôi chân không cần điều trị, trừ khi nó gây trở ngại cho các hoạt động hàng ngày của bạn hoặc đột nhiên tiến triển nặng hơn. Khi cần điều trị, bạn nên tìm đến các phòng khám chuyên khoa, các bác sỹ sẽ giúp bạn tìm được giải pháp tốt nhất. 

Thông thường, điều trị mồ hôi chân sẽ bắt đầu từ việc thay đổi giày dép và tất chân. Bác sỹ có thể khuyên bạn sử dụng bột phấn chân (foot powders) hoặc thay đổi thói quen vệ sinh bàn chân.

Trong các trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể được chỉ định thuốc chống mồ hôi mạnh kê toa, chẳng hạn như Drysol. Ngoài ra, tiêm botox cũng là một phương pháp hiệu quả để điều trị mồ hôi chân, botox sẽ chặn các tín hiệu “bật” được gửi từ hệ thần kinh giao cảm đến tuyến mồ hôi, giữ cho bàn chân khô thoáng.

Đổ mồ hôi chân do rối loạn thần kinh thực vật sẽ không phù hợp với một số phương pháp như phẫu thuật cắt hạch giao cảm hay chiếu laser... Thay vào đó, để mang lại hiệu quả một cách tự nhiên và bền vững, sẽ cần có những tác động điều chỉnh hoạt động của hệ thống thần kinh trở về thế cân bằng. Để làm được điều đó, các nhà khoa học nhận thấy, một số hoạt chất sinh học từ tự nhiên như Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng Kỳ... có khả năng làm săn se và tăng cường sức bền trên bề mặt da, đồng thời ức chế sự quá mức của hệ giao cảm, ngăn ngừa bài tiết mồ hôi quá mức.

Mẹo phòng tránh đổ mồ hôi chân

Nếu bàn chân “rau mùi” và ướt mồ hôi làm bạn ngại ngùng và mất tự tin, một số mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn giảm tối đa lượng mồ hôi ở lòng bàn chân:

- Đi giày, dép thông thoáng, tránh các loại giày dép cao su.

- Lau thật khô bàn chân sau khi tắm hoặc khi thấy chúng bị ẩm ướt (kể cả các kẽ ngón chân), có thể dùng máy sấy tóc nếu cần thiết. Sau đó, bôi chất chống mồ hôi vào lòng bàn chân.

- Dùng bột phấn cho bàn chân hoặc thuốc xịt chống nấm

- Vệ sinh bàn chân sạch sẽ mỗi ngày bằng xà phòng diệt khuẩn

- Giặt giày thường xuyên (2 ngày một lần)

- Thay tất ít nhất 1 lần mỗi ngày

- Thay đổi giày, đặt giày ở nơi thoáng mát để giày khô thoáng trước khi sử dụng.

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà bàn chân vẫn bị ướt đẫm, bạn nên đi khám. Bệnh tăng tiết mồ hôi nặng nếu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác, chẳng hạn như nhiễm nấm, mẩn ngứa và bốc mùi.

Xuân Thủy

Tham khảo: http://www.footvitals.com/skin/sweaty-feet.html