Trong rất nhiều cách điều trị mồ hôi khác nhau, điện chuyển ion (Iontophoresis) được coi là phương pháp có thể mang lại hiệu quả tích cực cho những ai bị đổ mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách. Tuy nhiên cách thực hiện phương pháp này như thế nào và có để lại tác dụng phụ gì không? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Điện chuyển ion là gì?
Điện chuyển ion là một thiết bị chạy bằng pin, có khả năng ức chế sự hoạt động của các tuyến mồ hôi tại lòng bàn tay, chân nhờ một dòng điện cường độ thấp khoảng 20mA khi chạy qua một dung dịch nước điện phân. Đây là một phương pháp có thể làm giảm bớt sự khó chịu do tình trạng đổ mồ hôi gây ra, tác dụng này được duy trì trong một thời gian nhất định khoảng 4 tháng.
Điện chuyển ion được thực hiện như thế nào?
Bàn tay hoặc bàn chân được đặt trong một khay nhựa nông chứa nước và kết nối với một máy điện chuyển ion. Khi kích hoạt, máy này sẽ phát ra một dòng điện cường độ thấp, truyền đến bàn tay hoặc bàn chân. Đối với bệnh tăng tiết mồ hôi ở vùng nách, điện được truyền từ máy điện chuyển ion qua miếng dán đến vùng da dưới cánh tay.
Việc điều trị bằng điện chuyển ion mất 20 – 30 phút và hoàn toàn không đau. Người dùng chỉ có cảm giác hơi tê như kim châm nhẹ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc nách.
Điều trị tăng tiết mồ hôi bằng phương pháp điện di ion.
Trong hai tuần đầu tiên, người bệnh được điều trị vài ngày một lần và hầu hết ngừng đổ mồ hôi sau 4 – 7 lần trị liệu. Thời gian sau đó, người bệnh được khuyến cáo dùng máy điện chuyển ion khi dấu hiệu tăng tiết mồ hôi tái phát. Việc điều trị thường xuyên, khoảng 2 lần/tuần hoặc thưa hơn, là cần thiết. Hầu hết những người điều trị điện chuyển ion 20 phút mỗi tuần có thể giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh tăng tiết mồ hôi. Điện chuyển ion là phương pháp điều trị giá rẻ và hoàn toàn an toàn nên người bệnh có thể áp dụng nhiều lần.
Bạn có thể điều trị điện chuyển ion tại khoa da liễu của các bệnh viện có chuyên khoa hoặc tự mua máy điện chuyển ion chạy bằng pin để sử dụng tại nhà.
Bên cạnh phương pháp điện chuyển ion, để làm giảm mồ hôi với hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm Tpcn Hòa Hãn Linh mỗi ngày. Hãy liên hệ 0987.45.49.48 để được biết thêm thông tin về sản phẩm này.
Nếu máy điện chuyển ion tại nhà không hoạt động?
Ở một số vùng, nguồn nước không đáp ứng được điều kiện hoạt động của máy điện chuyển ion, chẳng hạn như nước “quá mềm” – thiếu nồng độ các chất điện giải để máy hoạt động. Nếu tình trạng này xảy ra, hãy thử thêm 2 muỗng cà phê baking soda vào trong nước trước khi khởi động máy. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay nước sinh hoạt bằng nước khoáng.
Tác dụng phụ của phương pháp điện chuyển ion
Trong một số trường hợp sử dụng máy điện chuyển ion tại nhà, người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng phụ, chẳng hạn như bị bỏng nhẹ hoặc điện giật.
Một số người bị kích ứng và mẩn đỏ dọc theo dòng nước, xử trí ngay lập tức bằng cách bôi kem Hydrocortisone 1% vào nơi kích ứng. Nếu điều chỉnh dòng điện quá cao hoặc miếng dán ở nách không đủ ướt, vùng da dưới cánh tay có thể bị mẩn đỏ hoặc nổi mụn nước nhỏ.
Nếu có bất kỳ vết thương hở nào ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc vùng da dưới cánh tay, bạn nên bôi một lớp Vaseline phủ lên trên trước khi điều trị điện chuyển ion. Hãy bảo vệ tốt khu vực bị tăng tiết mồ hôi, tránh bị thương nếu bạn phải điều trị thường xuyên bằng điện chuyển ion.
Phụ nữ mang thai, người từng phẫu thuật ghép kim loại (chẳng hạn như thay khớp gối), người đã cấy máy tạo nhịp tim hoặc các thiết bị tương tự… không nên điều trị bằng phương pháp điện chuyển ion.
Điện chuyển ion là một phương pháp có thể tham khảo để điều trị tăng tiết mồ hôi nhưng không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Để giảm mồ hôi hiệu quả, điều quan trọng là cần tác động trực tiếp vào căn nguyên, điều chỉnh ổn định chức năng của hệ thần kinh thực vật – nơi điều khiển các tuyến mồ hôi hoạt động. Muốn làm được điều này, ngoài các phương pháp tác động từ bên ngoài, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm những sản phẩm thảo dược chứa Thiên môn đông, Sơn thù du.. dạng viên uống, giúp ngăn ngừa tình trạng đổ mồ hôi tái phát, ngay cả khi ngừng sử dụng.
Ds. Ngọc Linh
Tham khảo: http://www.hyperhidrosisuk.org/treatment-options/iontophoresis.html