Mùi hôi chân có thể gây bối rối, xấu hổ khi tháo giày, cởi tất nơi đông người. Nếu không cần cúi xuống chân mà vẫn ngửi thấy mùi hôi, chắc hẳn bạn đang gặp rắc rối với tuyến mồ hôi và hệ sinh vật cư trú ở bàn chân. Vậy phải làm gì để đối phó với “vị khách không mời” gớm ghiếc này?
Mùi hôi là kết quả của quá trình phân hủy mồ hôi của vi khuẩn trên da, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao đôi bàn chân lại dễ “bốc mùi” như thế, trong khi hầu hết các vùng da khác cũng có tuyến mồ hôi?
Lý giải mùi hôi chân
Câu trả lời rất đơn giản, cơ thể mỗi người có khoảng 2 – 4 triệu tuyến mồ hôi, trong đó riêng tại bàn chân đã có tới 250.000 tuyến, nhiều hơn bất kỳ bộ phận nào khác. Hơn thế nữa, các tuyến mồ hôi ở chân lại hoạt động mạnh hơn, gần như không lúc nào ngừng nghỉ, nên mùi hôi là hệ quả tất yếu nếu bàn chân không được vệ sinh tốt.
- Theo cách lý giải trên thì bất kỳ ai cũng có thể bị hôi chân, tuy nhiên, một số người có tuyến mồ hôi chân nhạy cảm hơn những người khác:
- Bị tăng tiết mồ hôi chân do rối loạn thần kinh thực vật (cường giao cảm)
- Người đang có sự thay đổi lớn về nội tiết (tuổi vị thành niên, phụ nữ mang thai…).
- Bị căng thẳng về tinh thần, cảm xúc.
- Người phải đứng nhiều.
- Nhiễm nấm chân.
- Đang sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây đổ mồ hôi.
Hôi chân thường khiến “khổ chủ” mất mặt khi cởi giày, tất nơi đông người
Ngoài ra, bàn chân cũng sẽ xuất hiện mùi khó chịu nếu không thay đổi giày thường xuyên, vì mồ hôi thấm vào giày không kịp khô hoàn toàn trước khi tiếp tục được sử dụng. Đó là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây mùi phát triển, đặc biệt là nếu bạn để giày trong tủ tối. Hãy nhớ, ấm – ẩm – tối là điều tối kỵ đối với người có bàn chân “rau mùi”!
Hãy loại bỏ mồ hôi chân bằng sản phẩm thảo dược thiên nhiên, an toàn khi sử dụng lâu dài như Tpcn Hòa Hãn Linh. Liên hệ với chúng tôi 0987.45.49.48 để được tư vấn chi tiết.
“Trục xuất” mùi hôi chân có dễ?
Không có nhiều cách hiệu quả để giảm hoặc ngăn chặn hoàn toàn mồ hôi. Tuy nhiên, chỉ với những nguyên tắc vệ sinh bàn chân đơn giản, bạn có thể đuổi được mùi hôi chân một cách nhanh chóng:
- Hãy bắt đầu với việc rửa chân bằng xà phòng diệt khuẩn 2 lần mỗi ngày, lau khô chân sau khi rửa để giữ cho da sạch và khô.
- Không đi một đôi giày từ ngày này qua ngày khác. Nên để giày ở nơi thoáng mát trong 24 giờ để “giải phóng” mồ hôi, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
- Mua ít nhất 2 đôi giày để đổi nhau. Ngoài ra, lưu ý rằng giày dép làm bằng vật liệu tổng hợp như nhựa và cao su có thể khiến bàn chân ướt đẫm mồ hôi và gây mùi khó chịu. Nên chọn giày làm từ những vật liệu thoáng khí tự nhiên như da, và cũng không nên đi giày quá chật, hãy chọn giày hơi rộng so để bàn chân được “thở”.
Bàn chân sẽ có mùi khó chịu nếu không thay đổi giày, tất thường xuyên
- Mua lót giày rời để tháo ra giặt mỗi ngày.
- Thay tất (vớ) ít nhất 1 lần/ngày, tốt nhất là dùng loại có chất liệu len hoặc bông sẽ thấm hút mồ hôi tốt hơn, tuyệt đối không dùng chất liệu nylon.
- Cắt móng chân thường xuyên, loại bỏ vùng da dày sừng ở các mép móng chân vì vùng da này có thể trở thành “ngôi nhà” lý tưởng cho vi khuẩn khi ẩm ướt.
- Thoa một chất làm mềm có chứa glycerine vào bàn chân. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn sử dụng bàn chân quá nhiều. Đôi bàn chân mệt mỏi có xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn, glycerine có thể làm sạch và giữ cho chân được khô thoáng.
- Đi dép hở mũi vào mùa hè, để chân trần khi ở trong nhà.
Nếu bị hôi chân nặng, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Dùng chất khử mùi hoặc chất chồng mồ hôi cho bàn chân.
- Đặt miếng lót khử mùi dưới chân khi đi giày.
- Tìm sự trợ giúp về y tế. Một số phương pháp điều trị hiện tại có thể giúp giảm tiết mồ hôi tạm thời ở bàn chân, chẳng hạn như dùng chất chống mồ hôi mạnh, liệu pháp dịch chuyển ion (iontophoresis), tiêm botox, và an toàn hơn cả là sử dụng thảo dược tự nhiên như Hoàng kỳ, Thiên môn đông, Sơn thù du... giúp điều chỉnh hoạt động của hệ giao cảm, căn nguyên chính gây tăng tiết mồ hôi.
Hôi chân thường là một vấn đề vô hại do vệ sinh bàn chân không đúng cách mà ra, thường sẽ tự hết khi áp dụng các nguyên tắc vệ sinh. Tuy nhiên, đôi khi nó lại là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị nếu tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống.
Xuân Thủy
Tham khảo:
http://www.nhs.uk/Livewell/foothealth/Pages/smellyfeet.aspx
https://feet.thefuntimesguide.com/2008/10/sweat_feet_foot_odor.php
http://www.livestrong.com/article/302618-how-to-get-rid-of-sweaty-smelly-feet/