Đổ mồ hôi trộm khiến bạn phải thức giấc lúc nửa đêm với mồ hôi ướt đẫm quần áo, ga giường? Vậy thì đừng chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý tiềm ẩn gây nguy hại cho sức khỏe của bạn. Hãy khám phá ngay những nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm và cách trị hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Tại sao lại gọi là đổ mồ hôi trộm?

Nếu bạn ra mồ hôi khi thời tiết nóng bức hay hoạt động nhiều thì đây được coi là quá trình sinh lý tự nhiên để cơ thể giải phóng nhiệt lượng dư thừa. Tuy nhiên, nếu mồ hôi ra bất kể thời tiết, khi nghỉ ngơi, thường xuất hiện về đêm ngay cả khi bạn ngủ thì đó được coi là đổ mồ hôi trộm.

Đổ mồ hôi trộm khiến bạn mất ngủ hàng đêm.jpg

Đổ mồ hôi trộm khiến bạn mất ngủ hằng đêm

Những nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm

Ở trẻ nhỏ, nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm thường do thiếu canxi hoặc hệ thần kinh thực vật chưa phát triển toàn diện. Tình trạng này thường sẽ hết khi trẻ lớn lên nhưng vẫn có trường hợp tồn tại đến tuổi trưởng thành.

Ở người lớn, đổ mồ hôi trộm có thể do tâm lý lo lắng, căng thẳng quá mức. Nhưng đôi khi, đổ mồ hôi lại là triệu chứng cảnh báo các vấn đề sức khỏe như:

- Nhồi máu cơ tim.

- Sốt cao do nhiễm khuẩn như lao, viêm phổi, viêm thận, viêm xương…

- Suy giảm nội tiết tố nữ tuổi tiền mãn kinh.

- Hạ đường huyết.

- Ung thư như u lympho, bệnh bạch cầu.

- Tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc hạ sốt, thuốc trị trầm cảm…

- Bệnh cường giáp.

- Rối loạn thần kinh thực vật.

Khi nào người bị đổ mồ hôi trộm cần khám bác sỹ

Nếu bạn bị đổ mồ hôi trộm thường xuyên kèm theo những dấu hiệu dưới đây thì đừng nên chủ quan mà hãy đi khám sớm, bởi đó rất có thể là triệu chứng bệnh cần điều trị. Các triệu chứng đó là:

- Mất ngủ thường xuyên.

- Sốt cao, ớn lạnh.

- Đau ngực.

- Ho nhiều.

- Tiêu chảy.

- Da xanh, nhợt nhạt, môi và móng tay tím tái.

Chữa trị chứng đổ mồ hôi trộm bằng cách nào?

Tùy thuộc nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm của bạn là gì mà bác sỹ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Chẳng hạn như bổ sung hormon do thiếu hụt, sử dụng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn, điều chỉnh thuốc nếu nguyên nhân là do tác dụng phụ của các thuốc đang dùng…

Dù nguyên nhân là gì, những thay đổi tích cực trong lối sống như hướng dẫn dưới đây cũng sẽ giúp bạn kiểm soát mồ hôi hiệu quả hơn:

- Uống đủ nước hằng ngày tùy theo cân nặng của bạn. Lượng nước uống lý tưởng nhất được tính theo công thức cân nặng (kg) x 0,03 (lít). Ví dụ bạn nặng 50kg thì lượng nước cần uống hằng ngày là 50 x 0,03 = 1,5 lít.

- Dùng thêm chất chống mồ hôi tại những vị trí hay bị ra mồ hôi nhiều như lòng bàn tay, bàn chân, nách, bẹn…

- Tránh sử dụng chất kích thích như đồ ăn cay nóng, rượu bia, hút thuốc lá, nước tăng lực…

- Không ăn bất kỳ thứ gì trước khi đi ngủ ít nhất 2 giờ.

- Tập thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc từ 6 đến 8 tiếng/ngày.

- Bố trí phòng ngủ thoáng khí, đảm bảo nhiệt độ phòng thích hợp, không quá nóng bức trong những ngày thời tiết oi bức.

- Lựa chọn ga trải giường, quần áo mặc đi ngủ làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.

- Học cách điều tiết cảm xúc: Các bài tập yoga, thiền, hít thở sâu và chậm… là những giải pháp tốt nhất giúp bạn giải tỏa tâm lý căng thẳng, lo âu - một trong những yếu tố kích hoạt mồ hôi tăng tiết nhiều hơn.

- Sử dụng thảo dược: Các vị thảo dược thường dùng trong điều trị mồ hôi nhiều từ lâu đời như Thiên môn đông, Sơn thù du hiện nay ngày càng phát huy giá trị khi góp mặt trong viên uống hỗ trợ điều trị mồ hôi nhiều Hòa Hãn Linh. Đây là giải pháp đã và đang được nhiều người sử dụng cho kết quả kiểm soát mồ hôi rất hiệu quả. Hãy lắng nghe chia sẻ của chính những người trong cuộc về giải pháp này trong video dưới đây:

Kinh nghiệm trị bệnh mồ hôi nhiều hiệu quả từ thảo dược

Để hiểu thêm về công dụng của những thảo dược này, bạn có thể tham khảo bài viết:

Giải mã công dụng của Sơn thù du và Thiên môn đông trong điều trị mồ hôi nhiều.

Đổ mồ hôi trộm có nguy hiểm đến sức khỏe của bạn hay không sẽ phụ thuộc nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì. Hãy theo dõi mọi triệu chứng bất thường trên cơ thể để kịp thời phát hiện sớm, tránh để đổ mồ hôi trộm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và cuộc sống của bạn về sau.

Ds. Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/symptoms/night-sweats/basics/causes/sym-20050768