Bạn đã quá chán nản với mồ hôi tay nhiều, dù đã áp dụng nhiều phương pháp nhưng bàn tay vẫn nhớp nháp mồ hôi? Đừng quá tuyệt vọng bởi chỉ ngay sau khi biết những cách chữa bệnh ra mồ hôi tay dưới đây, bạn sẽ nhanh chóng chấm dứt tình trạng này.

Trường hợp nào được coi là ra mồ hôi tay nặng?

Không có một định lượng rõ ràng lượng mồ hôi tay bao nhiêu là nhiều. Người bị ra mồ hôi tay nặng sẽ có những dấu hiệu điển hình sau:

- Mồ hôi nhỏ giọt ở bàn tay, cầm đồ vật hay bị ướt nhép, trơn trượt.

- Da tay, da chân bị bong tróc, nhăn nheo, nhợt nhạt, nổi mụn nước.

- Thiếu tự tin trong giao tiếp, luôn phải né tránh những cái bắt tay với đồng nghiệp, bạn bè.


Các phương pháp chữa bệnh ra mồ hôi tay

Phương pháp Tây y

- Thuốc chống mồ hôi: Đây là cách đơn giản nhất mà bạn có thử áp dụng ngay tại nhà. Thật dễ dàng để tìm thấy những thuốc chống mồ hôi này tại các nhà thuốc tây hoặc tiệm tạp hóa. Bản chất các thuốc này là muối nhôm có tác dụng bịt kín lỗ chân lông để ngăn mồ hôi thoát trên bề mặt da. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như ngứa da, phát ban, mẩn đỏ… trên những làn da nhạy cảm.

- Điện di ion: Cơ chế tác dụng của phương pháp này là sử dụng dòng điện cường độ thấp (khoảng 10 mA) để ức chế các tuyến mồ hôi tạm thời. Trong thời gian đầu, bạn cần ngâm bàn tay trong dung dịch điện li khoảng 3 – 4 lần/tuần; sau đó có thể giảm xuống 1 lần/tuần để duy trì hiệu quả. Mặc dù phương pháp này khá an toàn nhưng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như tê tay, ngứa da, châm chích…

- Tiêm botox: Dù là chất độc bảng A nhưng độc tố botulinum lại có khả năng ngăn chặn tín hiệu thần kinh truyền đến các tuyến mồ hôi để ngăn mồ hôi bài tiết quá nhiều. Trong điều trị mồ hôi tay, độc tố này được tiêm ngay dưới da lòng bàn tay. Các tác dụng phụ sau tiêm có thể gặp phải là đau cơ, yếu cơ, mờ mắt, nhìn đôi, sụp mí…

- Cắt hạch giao cảm: Qua phương pháp mổ nội soi, các hạch giao cảm ngực chỉ huy điều tiết mồ hôi tay sẽ được phá bỏ vĩnh viễn. Sau mổ, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như nhiễm trùng, hội chứng Horner (sụp mí, nhìn lờ đờ), loạn nhịp tim…

Phương pháp Đông y

Ngày nay các vị thuốc Đông y ngày càng được ứng dụng nhiều trong điều trị mồ hôi tay, điển hình như các thảo dược đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng như:

- Sơn thù du: Hoạt chất Tanin trong Sơn thù du có tác dụng săn se lỗ chân lông để ngăn mồ hôi tiết trên bề mặt da. Ngoài ra, Sơn thù du còn có tác dụng ức chế ion Ca2+ thâm nhập vào bên trong tế bào, nhờ đó giúp điều hòa hoạt động bài tiết của tuyến mồ hôi (Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Hồ Bắc, Trung Quốc).

- Hoàng kỳ: Theo Đông y, Hoàng kỳ là vị thuốc cố biểu, liễm hãn giúp làm giảm chứng ra mồ hôi nhiều. Nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Nhi khoa Thượng Hải cũng cho thấy Hoàng kỳ có tác dụng làm giảm chứng ra mồ hôi trộm, ăn ngon, ngủ tốt, làm cho tinh thần thoải mái hơn.

- Thiên môn đông: Theo Nghiên cứu tại Viện Dược liệu - Đại học Bundelkhand (Ấn Độ), Thiên môn đông có tác dụng ổn định hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Trong đó, sự rối loạn hoạt động của hệ thần kinh giao cảm chính là yếu tố then chốt gây đổ mồ hôi tay nhiều.

Hiện nay bộ 3 thảo dược này đã có mặt trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hòa Hãn Linh dành cho người bị ra mồ hôi nhiều. Bạn có thể tham khảo dùng với liều 4 – 6 viên chia 2 lần/ngày để giảm tiết mồ hôi tay.

Với giải pháp này, nhiều người đã trị thành công chứng đổ mồ hôi tay từ nhỏ, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của họ qua những video dưới đây:

Anh Bùi Đức Tùng (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ cách trị mồ hôi tay bằng Đông y

Anh Huỳnh Thế Tài (TP Châu Đốc, An Giang) chia sẻ bí quyết trị mồ hôi tay đã kéo dài 18 năm

Nếu bạn đang bị ra mồ hôi tay nhiều và quan tâm đến giải pháp trị mà anh Tùng và anh Tài đã áp dụng thành công trong video trên, vui lòng liên hệ đến số điện thoại – zalo 0987.45.49.48 để được tư vấn hỗ trợ.

Một số mẹo vặt trị mồ hôi tay bạn cần biết

Ngoài các cách chữa bệnh ra mồ hôi tay kể trên, bạn cũng có thể kết hợp cùng một số mẹo vặt dân gian dưới đây để nhanh chóng đạt hiệu quả giảm tiết mồ hôi như ý:

- Dùng lá lốt: Lấy khoảng 30 gam lá lốt (tốt nhất nên dùng nguyên cây lá lốt tươi) đem rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào nồi đun cùng 1 lít nước sạch, thêm 1 thìa muối trắng và đun sôi trong 5 phút. Sau đó chờ cho nước nguội bớt thì đem ngâm 2 bàn tay khoảng 30 phút trước khi đi ngủ.

- Dùng chanh tươi: Cắt đôi quả chanh tươi và chà lên lòng bàn tay rồi chờ cho nước cốt chanh khô đi trong 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

- Dùng trà xanh: Hãm nước lá trà xanh mỗi ngày và ngâm tay trong khoảng 30 phút mỗi ngày. Tanin trong lá trà sẽ làm săn se bề mặt da để ngăn tiết mồ hôi quá nhiều.

- Dùng khoai tây: Bạn hãy xắt lát củ khoai tây và chà lên lòng bàn tay, để khô tự nhiên trong 15 phút và rửa lại bằng nước lạnh.

Trên đây là tổng hợp những cách chữa bệnh ra mồ hôi tay đang được áp dụng phổ biến nhất. Hy vọng rằng bạn có thể lựa chọn cho mình giải pháp phù hợp để nhanh chóng chấm dứt tình trạng này. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến số điện thoại – zalo 0987.45.49.48 để được hỗ trợ.

Xem thêm:

Thông tin về sản phẩm thảo dược Hòa Hãn Linh hỗ trợ điều trị chứng ra mồ hôi tay

Thực hư chuyện trị bệnh ra mồ hôi nhiều qua lời kể của người trong cuộc

Ds. Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.aad.org/public/diseases/dry-sweaty-skin/hyperhidrosis#treatment