Đổ mồ hôi vào ban đêm có thể là tình trạng sinh lý bình thường, xảy ra khi nhiệt độ phòng quá cao, thời tiết quá nóng, mặc nhiều đồ khi ngủ... Nhưng thật sự trớ trêu nếu nó diễn ra thường xuyên, liên tục ngay cả những hôm thời tiết mát mẻ khiến bạn không thể ngủ ngon giấc, bạn cần phải lưu tâm. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho việc bạn đang mắc bệnh lao, một số bệnh nhiễm trùng, do tác dụng phụ của thuốc… gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dưới đây là 10 nguyên nhân thường gặp làm ra nhiều mồ hôi vào ban đêm:         

1. Các vấn đề thần kinh kích thích mồ hôi ra nhiều

Các bệnh thần kinh như đột quỵ, rối loạn thần kinh thực vật, bệnh parkinson... đều có thể làm cho bệnh nhân bị đổ mồ hôi ban đêm. Nguyên nhân của tình trạng này do các dây thần kinh phát ra các tín hiệu bị lỗi gửi đến tuyến mồ hôi khiến chúng bị hưng phấn quá mức.

Vấn đề thần kinh không phải là nguyên nhân phổ biến cho việc ra nhiều mồ hôi ban đêm, nhưng nó có thể xảy ra ở một số người. Theo dõi thường xuyên tình trạng đổ mồ hôi cũng như các triệu chứng khác ngay khi mới bắt đầu bị bệnh sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân. Mặc dù nó không phải là nguyên nhân phổ biến, nhưng lại là nguyên nhân nghiêm trọng cần được phát hiện và điều trị sớm.

2. Chứng tăng tiết mồ hôi

Chứng tăng tiết mồ hôi tự phát là căn bệnh khiến cho cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều, kể cả đêm hay ngày thời tiết lạnh hay nóng. Đây được xem là một bệnh mạn tính mặc dù không có nguyên nhân gây bệnh cụ thể, có thể do di truyền hoặc tiền sử gia đình.

Tăng tiết mồ hôi không phải là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nó có thể gây khó chịu và tự ti khi bạn không thể kiểm soát được tình trạng này. Chính vì vậy, với những người mắc căn bệnh này, đây thực sự là vấn đề nan giải.

Mồ hôi nhiều vào ban đêm có thể không làm bạn phải tự ti với mọi người nhưng lại là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ, dễ bị ho, cảm lạnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Để giảm thiểu tình trạng này bạn có thể sử dụng thêm TPCN Hòa Hãn Linh. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0987.45.49.48 (trong giờ hành chính) để được biết thêm thông tin

3. Ra nhiều mồ hôi do hạ đường huyết

Hạ đường huyết vào ban đêm thường gặp ở nhóm người mắc bệnh tiểu đường type 1 đang được điều trị bằng insulin. Ngoài việc tiết quá nhiều mồ hôi, họ thường gặp phải triệu chứng choáng váng, đói cồn cào, tay chân bủn rủn… thậm chí có thể tử vong ngay trong khi ngủ. Để phòng ngừa nguy cơ này, người bệnh cần lên kế hoạch kiểm soát tốt đường huyết trước khi ngủ và tuân thủ sử dụng insulin theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tóm lại, khi bạn nhận thấy ban đêm lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Đi khám kịp thời để được chẩn đoán đúng bệnh là giải pháp sớm nhất bạn có thể làm để ngăn chặn nguy cơ phát triển các vấn đề nghiêm trọng hơn.

4. Đổ mồ hôi ban đêm do thời kỳ mãn kinh

Nếu bạn là phụ nữ và đang ở độ tuổi trung niên, đổ mồ hôi ban đêm có thể liên quan đến thời kỳ tiền mãn kinh. Trong trường hợp này, mồ hôi tiết nhiều hơn và đi kèm với cơn bốc hỏa, nóng bừng mà nguyên nhân là do nồng độ hormone sinh dục thay đổi. Để đối phó với triệu chứng này, bạn nên hạ thấp nhiệt độ phòng ngủ bằng cách mở hết cửa sổ hoặc đặt điều hòa nhiệt độ, sử dụng gối thấp giúp thở dễ dàng hơn và thử một số bài tập hít sâu, thở chậm trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

Tỉnh giấc giữa đêm do mồ hôi thường sẽ rất khó ngủ trở lại. Trong khi phụ nữ tiền mãn kinh thường xuyên gặp phải tình trạng này, thì ở đàn ông, phụ nữ trẻ tuổi và trẻ em cũng có thể bị ra mồ hôi ban đêm do mất cân bằng hormone khi bị u tủy thượng thận (pheochromocytoma) - một rối loạn do tăng sản các tế bào tuyến thượng thận.

5. Ra nhiều mồ hôi vào đêm do ảnh hưởng của thuốc

Một số loại thuốc điều trị trầm cảm, thuốc bổ sung nội tiết tố (thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp), thuốc trị bệnh tiểu đường… cũng có thể là nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi trong giấc ngủ.

Mồ hôi nhiều vào đêm có thể do tác dụng không mong muốn của một số thuốc

Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm NSAIDs dùng điều tị bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ, bệnh gút, thuốc chống đào thải trong các ca cấy ghép của cơ thể… khi dùng liều cao, dài ngày cũng gây đổ mồ hôi nhiều vào đêm. Người bệnh cần để ý và ngay lập tức thông báo với bác sĩ, từ đó họ có thể chỉ định thay thế một loại thuốc khác nhằm làm giảm tác dụng phụ này.

Xem thêm:

Những thực phẩm nên tránh khi bị nhiều mồ hôi

Giải pháp làm giảm mồ hôi nhiều an toàn, hiệu quả

6. Mồ hôi nhiều ban đêm do sử dụng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau trung bình như aspirin, paracetamol… sẽ gây đổ mồ hôi ban đêm, làm đỏ bừng vùng da ở cổ và mặt. Vì vậy, khi sử dụng những loại thuốc này, hãy chắc chắn rằng bạn làm theo đúng hướng dẫn sử dụng về liều dùng và thời gian. Đừng tự ý tăng liều của bạn trừ khi có ý kiến của bác sĩ.

Bạn có thể ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của mồ hôi đêm khi sử dụng các thuốc giảm đau này bằng cách luân phiên các loại thuốc bạn dùng. Thay vì dùng liều khuyến cáo mỗi 4 - 6 giờ (hoặc theo chỉ định trên nhãn) một lần, bạn có thể sử dụng các loại thuốc khác trong thời gian đó và chuyển đổi qua lại. Điều này có thể giúp làm giảm mồ hôi ban đêm của bạn. Tất nhiên, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước nếu bạn cần dùng thuốc đau đầu hoặc sốt thường xuyên.

7. Bệnh lao - nguyên nhân tiết nhiều mồ hôi vào ban đêm

Bệnh lao là nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng tiết mồ hôi vào ban đêm. Bệnh có thể gây tử vong và rất dễ lây lan qua đường hô hấp gây viêm nhiễm phổi, làm người bệnh xuất hiện các cơn ho dai dẳng, người gầy yếu, tăng thân nhiệt vào buổi chiều... Ngày này, phác đồ điều trị lao trong các phòng bệnh cách ly cho hiệu quả kiểm soát bệnh rất hiệu quả.

8. Ổ áp xe có thể là thủ phạm gây tiết mồ hôi vào ban đêm

Mồ hôi tiết ra nhiều vào ban đêm, cơn ớn lạnh, sốt cao khi bị nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như mụn nhọt, amidan, viêm ruột thừa… là cách mà cơ thể bảo vệ bản thân chống lại bệnh. Các ổ áp xe thường gây đau đớn, chỗ bị tổn thương sưng to, nóng, đỏ làm người bệnh khó chịu.

Có hai loại áp xe, áp xe mọc dưới da và bên trong cơ thể. Áp xe da mọc dưới da dễ phát hiện hơn so với các ổ áp xe bên trong cơ thể. Nhiều áp xe da tự khỏi nhưng trong một số trường hợp, phải dùng kháng sinh để điều trị. Áp xe bên trong cơ thể phải mất nhiều thời gian để chẩn đoán. Bạn sẽ bị đau ở khu vực cơ thể bị tổn thương kèm theo sốt cao, rét run, người mệt mỏi, vã mồ hôi… Nếu không được điều trị tích cực có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

9. HIV và AIDS có thể gây tăng tiết mồ hôi

Những người bị nhiễm HIV hoặc người mắc bệnh AIDS có thể bị đổ mồ hôi rất nhiều vào ban đêm, thậm chí ướt sũng quần áo và chăn màn khi thức dậy. Đổ mồ hôi có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do họ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và mức độ cũng nghiêm trọng hơn.

Trong vài tuần đầu tiên bị nhiễm HIV, nhiều người sẽ có những triệu chứng giống như cảm cúm, và ra nhiều mồ hôi đêm. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, phản ứng tự nhiên của cơ thể là chiến đấu chống lại sự xâm nhập này, do đó có thể gây nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó ớn lạnh, phát ban cũng có thể xảy ra ở giai đoạn này.

HIV và AIDS có thể làm tăng tiết mồ hôi vào ban đêm

10. Ung thư khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi khi ngủ

Đổ mồ hôi về đêm cũng là một dấu hiệu cảnh báo sớm của một số loại ung thư, phổ biến nhất là ung thư hạch bạch huyết (lymphoma).  Ra mồ hôi đêm có thể ít hay nhiều, và thường kèm theo sốt và sút cân nhanh chóng.

Ở một số người bệnh đang điều tị ung thư như hóa trị, xạ trị, liệu pháp hormone thì mồ hôi đêm tiết ra nhiều lại có thể là do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. Nó có thể gây khó chịu và xấu hổ khi mồ hôi ra quá nhiều, nhưng tác dụng phụ này thường không được xem là nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Phạm Hường

Nguồn tham khảo: http://www.activebeat.co/

---------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn: TPCN Hòa Hãn Linh – Giải pháp Đông Tây y kết hợp giúp hỗ trợ điều trị mồ hôi nhiều hiệu quả