Có nhiều phương pháp điều trị mồ hôi nhiều như sử dụng thuốc, điện di ion, cắt hạch giao cảm… hay sử dụng các sản phẩm Đông Tây y kết hợp. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp nào bạn cần cân nhắc kỹ. Thông tin trong bài viết dưới đây có thể giúp bạn.
Bệnh tăng tiết mồ hôi là gì?
Trong hầu hết các trường hợp, việc ra mồ hôi là quá trình hoàn toàn tự nhiên, giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể và đào thải các chất cặn bã. Nhưng khi ra mồ hôi quá nhiều, không thể kiểm soát, ngay cả khi ở nhiệt độ thấp, trong phòng máy lạnh, hay lúc đang nghỉ ngơi, không hoạt động thì rất có thể bạn đã bị bệnh tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis).
Rất nhiều nguyên nhân có thể gây bệnh tăng tiết mồ hôi, nhưng thường gặp nhất là do sự hưng phấn quá mức của hệ thần kinh giao cảm, bên cạnh đó, hệ thần kinh này còn có tác động không nhỏ đến nhịp tim, nhịp thở và các tuyến ngoại tiết khác của cơ thể. Một khi hệ thống này bị rối loạn, nếu không điều trị có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.
Mồ hôi nhiều dẫn đến khó chịu, ảnh hưởng đời sống hằng ngày
Điều trị ra mồ hôi nhiều bằng phương pháp Tây y
Tây y có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh mồ hôi như:
Chất chống mồ hôi nhiều
Ra mồ hôi quá mức có thể được kiểm soát bằng các sản phẩm có chứa từ 10% đến 20% muối nhôm clorua hexahydrat – giúp ức chế hệ thần kinh giao cảm, có tác dụng điều trị ra mồ hôi dưới cánh tay. Bạn có thể bôi chúng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và rửa lại vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, các chế phẩm này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm kích ứng da, ngứa nhẹ và có thể làm hỏng quần áo.
TPCN Hòa Hãn Linh – Giải pháp có sự kết hợp của Đông và Tây y có thể giúp bạn loại bỏ nỗi lo khi mắc bệnh mồ hôi nhiều. Muốn biết thêm thông tin chi tiết, bạn hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0987454948 (Trong giờ hành chính)
Sử dụng thuốc ngăn quá trình bài tiết mồ hôi
Thuốc có thể ngăn chặn sự kích thích quá mức của các tuyến mồ hôi. Một số loại thuốc được lựa chọn như kháng cholinergic (glycopyrrolate), thuốc chẹn beta…. Tuy nhiên để sử dụng thuốc điều trị, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ trên toàn thân và trong một số trường hợp cần chống chỉ định với những loại thuốc này.
Tiêm Botox
Botulinum toxin loại A (Botox) được sử dụng để điều trị tình trạng ra mồ hôi nặng. Bạn sẽ được tiêm Botulinum vào vùng da tiết mồ hôi nhiều như lòng bàn tay, nách… để chặn các tín hiệu kích thích dây thần hoạt động quá mức. Có khá nhiều người bệnh chia sẻ họ cảm thấy hài lòng với phương pháp này, nhưng chỉ sau 6 tháng đến 1 năm mồ hôi có thể quay trở lại và bạn có thể tiếp tục sử dụng thêm nếu thấy cần thiết. Nhưng tiêm Botox cũng khá tốn kém và bạn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như đau tại chỗ tiêm , tăng tiết mồ hôi bù trừ, yếu cơ…
Phương pháp điện di ion
Phương pháp này sử dụng năng lượng của dòng điện để tạm thời thu nhỏ các tuyến mồ hôi, có hiệu quả trong điều trị mồ hôi ra nhiều ở tay và chân. Khi tiến hành, bạn phải đặt bàn tay hoặc bàn chân một dung dịch điện di có chứa bản cực, sau đó một dòng điện nhỏ sẽ được truyền qua đó. Cường độ của dòng điện sẽ tăng dần cho đến khi bệnh nhân cảm thấy ngứa ran ở vùng da được điều trị. Quá trình điều trị kéo dài khoảng 10-20 phút, tuy nhiên bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như nứt nẻ da hoặc mụn nước.
Phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm (ETS)
Cắt hạch thần kinh giao cảm được xem là giải pháp cuối cùng, “bất đắc dĩ” mới cần thực hiện khi mồ hôi ra quá nhiều mà sử dụng tất cả các giải pháp nêu trên đều thất bại. Khi tiến hành cắt bỏ hoặc phá hủy các hạch giao cảm – có nhiệm vụ chi phối quá trình bài tiết mồ hôi, thì lượng mồ hôi sẽ được giảm ở một số khu vực như tay, mặt, nách. Tuy nhiên, có khá nhiều người bệnh phàn nàn rằng sau khi thực hiện phương pháp này, mồ hôi thậm chí còn xuất hiện nhiều hơn ở những vị trí khác như đùi, bẹn, lòng bàn chân…
Xem thêm:
Tổng hợp những điều cần biết về mồ hôi
Mồ hôi nhiều – cần kiên trì trong cách điều trị
Đông Tây y kết hợp trị bệnh nhiều mồ hôi hiệu quả
Ngoài những phương pháp đã nêu, xu thế mới trong điều trị mồ hôi nhiều hiện nay là sử dụng Đông Tây y kết hợp có thể mang lại nhiều hiệu quả cho người bệnh. Mục đích chính của phương pháp này là tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh mồ hôi nhiều nhờ hoạt chất Magie clorua kết hợp với các thảo dược thiên nhiên như Hoàng kỳ, Thiên môn đông, Sơn thù du sẽ giúp cơ thể tự cân bằng, điều chỉnh các rối loạn bên trong, cải thiện triệu chứng bên ngoài nên mang lại kết quả bền vững hơn. Đặc biệt, những giải pháp này lại rất an toàn, có thể dùng cho trẻ từ 7 tuổi trở lên và không lo có tác dụng phụ.
TPCN Hòa Hãn Linh - Giải pháp kết hợp giữa Đông và Tây y giúp hỗ trợ điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi
Làm giảm mồ hôi bằng chế độ ăn và lối sống
Có thể thật khó tin nhưng chế độ ăn và lối sống là hai yếu tố có ý nghĩa quan trọng quyết định xem việc điều trị bệnh mồ hôi nhiều hiệu quả hay không. Khi bạn mắc căn bệnh này, bạn tuyệt đối nên bỏ qua các thực phẩm có tác dụng kích thích hệ thần kinh giao cảm như cà phê, thuốc lá, trà đặc, rượu, bia, đồ ăn cay nóng… Thay vào đó, lựa chọn các thực phẩm có tính mát như bí đao, ngao sò, ốc hến, rau hẹ…
Giảm căng thẳng trong cuộc sống bằng cách nghe nhạc mỗi ngày, thực hiện các công việc ưu thích, tập hít sâu thở chậm, thiền, yoga… sẽ là những cách rất hữu ích giúp hệ thần kinh của chúng ta được thư giãn, nghỉ ngơi, có như vậy thì lượng mồ hôi mới được kiểm soát.
Thu Hương
Trích nguồn: http://www.nytimes.com/