Mồ hôi nhỏ thành giọt ở lòng bàn tay khiến bạn không thể cầm bút hay các tài liệu cần thiết. Mồ hôi nhiều làm đôi chân ẩm ướt trơn tuột khi đi giày hay đầm đìa đến ướt áo là một phần nhỏ trong những khó chịu mà chứng tăng tiết mồ hôi gây ra trong cuộc sống. Hy vọng rằng với việc giải đáp một số câu hỏi xoay quanh việc điều trị chứng bệnh này sẽ giúp ích cho những ai đang bị căn bệnh mồ hôi nhiều ám ảnh

Điều gì khiến bạn bị đổ mồ hôi nhiều?

Mồ hôi nhiều chỉ tình trạng một người đổ mồ hôi quá mức ngay cả trong nhiệt độ bình thường hay khi không vận động hoặc vận động nhẹ. Mồ hôi càng tiết ra nhiều hơn khi chúng ta có cảm giác hồi hộp lo âu như trước kỳ thi hay trong cuộc họp. Tình trạng này được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi. Tùy theo cơ địa của mỗi người vị trí tiết mồ hôi có thể khác nhau nhưng thường gặp nhất ở vùng nách, mặt, tay, chân hoặc trán, ngực, lưng. Đây là chứng bệnh phổ biến ảnh hưởng tới khoảng 1% dân số tại Anh và khoảng 3% dân số thế giới. Không như những chứng bệnh khác, bên cạnh việc khiến cơ thể nhanh mệt mỏi, điều đáng lo ngại nhất ở chứng bệnh này là việc gây bất tiện trong công việc cũng như mất tự tin trong các mối quan hệ xã hội.

Bệnh mồ hôi nhiều có di truyền không?

Mặc dù không mong muốn nhưng phải thừa nhận rằng mồ hôi nhiều do rối loạn thần kinh thực vật là chứng bệnh có xu hướng di truyền. Nói cách khác, nếu một người nào đó trong gia đình bạn bị chứng tăng tiết mồ hôi, bạn sẽ có khả năng cao cũng bị chứng bệnh này. Trừ trường hợp đổ mồ hôi nhiều là triệu chứng của các bệnh như tiểu đường, cường giáp, lao phổi… hoặc phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh.

Những ai có khả năng bị đổ mồ hôi nhiều?

Chứng bệnh này không phân biệt tuổi tác và giới tính, vì vậy bất cứ ai cũng có thể gặp phải chứng tăng tiết mồ hôi. Đàn ông, phụ nữ hay trẻ em đều có thể đối mặt với tình trạng ra nhiều mồ hôi vì những nguyên nhân khác nhau. Tăng tiết mồ hôi nguyên phát thường xuất hiện ở lứa tuổi dậy thì, ngược lại tăng tiết mồ hôi thứ phát có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và mức độ ra nhiều mồ hôi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, chẳng hạn như việc mắc một số chứng bệnh gây nên. Khắc phục chứng tăng tiết mồ hôi không hề dễ dàng và mồ hôi nhiều có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn nhiều năm sau đó.

Để tình trạng đổ mồ hôi không làm phiền cuộc sống của bạn, hãy tham khảo và sử dụng Tpcn Hòa Hãn Linh, giải pháp làm giảm mồ hôi ở chân tay, đầu mặt, toàn thân... Hãy liên hệ số 0987.45.49.48 để được biết thêm thông tin chi tiết.

Có mấy loại tăng tiết mồ hôi?

Có hai loại tăng tiết mồ hôi là mồ hôi nguyên phát (xuất hiện ngay từ nhỏ hoặc ở lứa tuổi dậy thì) và mồ hôi thứ phát (xuất hiện khi mắc một số bệnh lý liên quan). Một vài biến thể khác chỉ các loại tăng tiết mồ hôi gồm tăng tiết mồ hôi bộ phận (xảy ra ở một bộ phận nào đó trên cơ thể)  và tăng tiết mồ hôi toàn thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể nói chung. Ngoài ra, còn có một hình thức khác của việc đổ mồ hôi quá mức là chứng tăng tiết mồ hôi ban đêm chỉ xảy ra khi chúng ta ngủ

Điều gì khiến cơ thể bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm?

Tăng tiết mồ hôi ban đêm hay đổ mồ hôi nhiều ban đêm chỉ tình trạng ra nhiều mồ hôi ở một số người chỉ xuất hiện khi ngủ, khiến cho quần áo của bạn ướt đẫm mồ hôi. Đôi khi mồ hôi nhiều còn khiến bạn không thể ngủ tròn giấc. Mồ hôi nhiều ban đêm có thể được gây ra bởi một số yếu tố, chẳng hạn như triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ, mặc dù vậy mồ hôi ban đêm cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới khi ở giai đoạn mãn dục nam.

Mồ hôi nhiều ban đêm có thể xuất hiện do thay đổi hormone trong cơ thể

Có phải mồ hôi ban đêm chỉ xuất hiện ở phụ nữ?

Câu trả lời là không. Mồ hôi đêm thông thường xuất hiện do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể nhưng cũng có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác chẳng hạn như bệnh lý, khi căng thẳng lo âu hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Chính vì vậy, phụ nữ thời kỳ mãn kinh thường có nguy cơ bị chứng đổ mồ hôi đêm nhưng ngay cả trẻ em hay nam giới cũng có thể gặp phải chứng bệnh này.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở trẻ em?

Nếu con bạn gặp tình trạng ra nhiều mồ hôi, chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn tự hỏi nguyên nhân nào khiến con mình lại ra nhiều mồ hôi như vậy. Trong trường hợp con bạn bị ra nhiều mồ hôi ở lứa tuổi dậy thì, có thể sự thay đổi hormone trong cơ thể chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và mồ hôi sẽ không tiết giảm ngay cả khi trẻ ở lứa tuổi trưởng thành

Ở lứa tuổi nhỏ hơn, nhiều trẻ bị ra nhiều mồ hôi do sốt hoặc hoạt động quá mức trước khi ngủ. Mồ hôi sẽ tiết nhiều hơn nếu kết hợp những điều này với việc trẻ mặc đồ ngủ quá dày hoặc phòng ngủ của trẻ quá kín. Ngoài ra, mồ hôi ban đêm ở trẻ có thể do hệ thần kinh thực vật của trẻ chưa phát triển toàn diện hoặc trẻ mắc chứng bệnh nào đó, chẳng hạn như cường giáp.

Mồ hôi nhiều có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm?

Trong trường hợp bạn gặp phải tình trạng mồ hôi nhiều thứ cấp, câu trả lời ở đây là “Có”. Một số bệnh lý như đái tháo đường, cường giáp, viêm khớp dạng thấp, hạ đường huyết hay lao phổ có thể khiến mồ hôi ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, mồ hôi nhiều cũng xảy ra khi bạn sử dụng một số loại thuốc điều trị, chẳng hạn như thuốc chẹn beta hay thuốc chống trầm cảm.

Nên làm gì khi bạn bị ra nhiều mồ hôi?

Mồ hôi nhiều ngoài tác động của các yếu tố thời tiết, cảm xúc… còn có thể do bệnh lý gây nên. Chính vì vậy, khi cơ thể bị ra nhiều mồ hôi nhiều bất thường, bạn cần đi thăm khám sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân, từ đó mới có hướng khắc phục hiệu quả tình trạng này.

Trong trường hợp ra nhiều mồ hôi do các bệnh lý gây ra, bạn yên tâm rằng việc điều trị dứt điểm các bệnh lý này sẽ khiến mồ hôi tự tiết giảm. Ngược lại, nếu rối loạn hệ thần kinh thực vật là nguyên nhân gây nên mồ hôi nhiều ở bạn, bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chứa các hoạt chất sinh học từ tự nhiên như Thiên môn đông, Sơn thù du... để bình ổn hệ thần kinh, săn se bề mặt da làm giảm tiết mồ hôi bền vững.

Chất chống mồ hôi là gì?

Chất chống mồ hôi là một hợp chất chứa nhôm clorua, được sử dụng để ngăn chặn tình trạng ra nhiều mồ hôi tạm thời. Nhiều người thường đồng nhất giữa chất chống mồ hôi và chất khử mùi là một. Thực tế đây là hai loại hoàn toàn khác nhau: chất khử mùi có thể làm giảm đi mùi hôi của cơ thể trong khi chất chống mồ hôi có thể làm bít lỗ chân lông và ngăn chặn mồ hôi tiết ra.

Liệu pháp i-on trong điều trị mồ hôi nhiều là gì?

Điện di ion là một phương pháp được sử dụng để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi trong đó những vùng bị ra nhiều mồ hôi như chân, tay được ngâm trong nước có thiết bị chạy bằng pin cung cấp dòng điện với cường độ thấp truyền qua. Phương pháp này giúp tạm thời chặn các tuyến mồ hôi trong vài tuần

Tiêm Botox có thực sự hiệu quả trong điều trị tăng tiết mồ hôi?

Ngoài việc sử dụng trong lĩnh vực làm đẹp, hiện nay tiêm Botox cũng có thể được áp dụng nhằm làm giảm tiết mồ hôi bằng cách ngăn chặn tín hiệu từ não đến các dây thần kinh kích hoạt tuyến mồ hôi. Phương pháp này thường sử dụng chủ yếu trong việc điều trị mồ hôi nách nhưng cũng có thể điều trị được mồ hôi tay. Sau khi được tiêm vào cơ thể, Botox sẽ ngăn chặn việc tiết ra chất dẫn truyền thần kinh acetycholine từ các dây thần kinh, từ đó làm giảm việc cơ thể tiết ra mồ hôi. Tuy nhiên, Botox cũng gây ra các tác dụng phụ như tê ngón tay, yếu cơ bắp tay hay các bết bầm tím và cần thực hiện khoảng 4 tháng một lần để duy trì kết quả. Vì vậy, cần cân nhắc khi thực hiện phương pháp điều trị này

Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm có giúp điều trị mồ hôi nhiều?

Phẫu thuật thường được xem như là phương sách cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không đạt được hiệu quả mong muốn. Có hai loại phẫu thuật thường được áp dụng là nội soi cắt hạch giao cảm và nạo hút tuyến mồ hôi. Mặc dù mang lại hiệu quả nhất định nhưng phẫu thuật cũng để lại nhiều tác dụng phụ không nhỏ, chẳng hạn như làm cho da khô rát hay làm tăng tiết mồ hôi bù trừ ở những bộ phận khác. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận những rủi ro này có thể xảy ra.

Lợi ích của việc thay đổi lối sống trong giảm tiết mồ hôi nhiều?

Có thể khẳng định rằng, lối sống quyết định không nhỏ tới việc hình thành cũng như mức độ của việc tiết mồ hôi. Một lối sống không khoa học với việc sử dụng nhiều thực phẩm cay nóng, sử dụng các chất kích thích thường xuyên là tác nhân gây nên tình trạng mồ hôi nhiều. Chính vì vậy, thay đổi lối sống có thể giúp giảm tiết mồ hôi hiệu quả, chẳng hạn như việc sử dụng nhiều rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ trong bữa ăn hàng ngày; vệ sinh cơ thể sạch sẽ cũng như mặc quần áo thoáng mát.

Thu Hường

Nguồn tham khảo:

http://www.medic8.com/healthguide/hyperhidrosis/faqs/index.html