A) Giới thiệu chung

Đổ mồ hôi tay – chân còn được gọi là bệnh phong thấp, căn bệnh này cũng khá phổ biến với nhiều người làm mất đi sự tự tin và mang lại cảm giác ẩm ướt, ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân đặc biệt khi bạn cảm thấy lo lắng và hồi hộp. Ra mồ hôi tay, mồ hôi chân chiếm tỉ lệ 3-5% dân số. Tính ở người trên 15 tuổi thì tỉ lệ này là 12%.

         Điều hoà nhiệt độ của cơ thể chúng ta được đảm nhiệm bởi khoảng 3 triệu tuyến bài tiết mồ hôi trên bề mặt da. Con người có 2 loại tuyến bài tiết mồ hôi:

- Tuyến bài tiết chất mồ hôi : có trên toàn bộ cơ thể giữ vai trò điều hoà nhiệt độ cơ thể.

- Tuyến bài tiết mùi mồ hôi nằm ở vị trí lòng bàn tay, nách, được điều hoà bởi kích thích cảm xúc.

        Sự bài tiết mồ hôi từ những tuyến này là một hiện tượng sinh lý, không thể nhận biết được khi nghĩ ngơi. Sự bài tiết mồ hôi trở nên quá mức khi có rối loạn điều chỉnh điều hoà thân nhiệt khi mắc những bệnh toàn thân như: tiểu đường, sốt, brucellose, cường giáp, hoặc khi gắng sức thể lực nặng hoặc sau khi bị chấn thương gặp trong hội chứng tăng tiết mồ hôi do đảo ngược vị giác của Lucy Frey. Điều trị ra mồ hôi trong những trường hợp này là điều trị bệnh căn nguyên. Khi tăng tiết mồ hôi không xác định được nguyên nhân, người ta gọi là tăng tiết mồ hôi chính yếu hay vô căn. Đó là lý do rất thường gặp mà người bệnh đến khám bác sĩ da liễu hay đi khám nội tiết

Tăng tiết mồ hôi có một số đặc tính chung như sau:

        Thường khởi phát ở tuổi dậy thì và có xu hướng giảm dần sau 40 tuổi, ít gặp ở người lớn tuổi. Tăng tiết mồ hôi có thể biến mất, thay vào đó là khô da rất trầm trọng, làm cho da bị sừng hoá hay bị nứt. Tăng tiết mồ hôi nặng lên khi trời nóng, do xúc động, do đau, mệt mỏi hoặc khi gặp cú sốc về tình cảm-tâm lý:gặp người lạ, gặp sếp, thi cử, cố gắng tập trung, hay khi sợ sệt.

Đổ mồ hôi nhiều do thời tiết nóng

Đổ mồ hôi nhiều do thời tiết nắng nóng

         Tăng tiết mồ hôi nặng có thể trở thành một nhược điểm về thể chất và thiệt thòi trong quan hệ xã hội ( vì người bị chứng tăng tiết mồ hôi sẽ mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp nên ít có cơ hội phát triển). Thật vậy, tăng tiết mồ hôi nách có thể gây ra “chảy mồ hôi ròng ròng” lan ra ngực.

Mồ hôi nách, mồ hôi ngực ra nhiều gây bất tiện trong sinh hoạt

Mồ hôi nách, mồ hôi ngực ra nhiều gây bất tiện trong sinh hoạt

Những bất lợi của ra mồ hôi nhiều

        Chúng ta biết rằng tăng tiết mồ hôi không chỉ gây nhiều bất tiện : bàn tay ra mồ hôi ròng ròng vào mùa hè, mùa lạnh, và ẩm ướt vào mùa đông, bàn chân ngấm nước mồ hôi có mùi rất khó chịu, mà còn có tác hại đến các mối quan hệ xã hội, đời sống tình cảm, học tập, chơi thể thao. Ra mồ hôi tay nhiều có thể là một mối bất lợi trong nghề nghiệp như : nghề phẫu thuật viên, nhạc sĩ, nghề điện, những người phải viết tay hàng ngày như: nghề thư ký…hoặc những môn thể thao đòi hỏi tay của người chơi phải nắm chắc dụng cụ chơi như: môn quần vợt, cầu lông….

 

Mồ hôi nhiều lòng bàn tay dẫn đến vô cùng nhiều khó khăn, trở ngại trong sinh hoạt

        Ra mồ hôi bàn chân có thể gây ra đẫm ướt và hôi rất khó chịu ». nhiều người ướt cả giày, vớ, học sinh, sinh viên ra mồ hôi tay nhiều đến nổi họ không thể cầm được cây viết, những người làm nghề đại diện thương mại Ngành công nghiệp vi kỹ thuật cũng vậy, sẽ không chấp nhận những người ra mồ hôi tay ( nghề chế tạo đồng hồ, điện tử, cơ học đòi hỏi chính xác), vì công nhân sẽ dễ làm hỏng thiết bị do kim loại bị oxi hoá bởi chất mồ hôi. Đối với ra mồ hôi lòng bàn chân nhiều, sẽ gây ra mùi hôi khó chịu, thường kèm theo nhiễm trùng và/hoặc nhiễm nấm, và cũng dễ xuất hiện những mụn cốc do virus HPV1 và HPV2.

Ra mồ hôi lòng bàn tay thường gặp ở người trẻ. Triệu chứng ra mồ hôi chân có những tính chất sau:

- Bàn chân ngấm mồ hôi có thể gây đau khi đi lại

- Bàn chân bị tái nhợt đối xứng kèm theo những hồng ban hoại tử

- Chân bị hôi, bốc mùi khó chịu do tăng sinh và phẩn huỷ của vi khuẩn

- Có những chỗ tiêu sừng lốm đốm, hình thành những hốc nhỏ, lổ chỗ nơi lòng bàn chân bị tì đè, có liên quan đến sự hiện diện của của tổ chức sợi, vi khuẩn Gram dững (Satreptomyces và Corynebacterium)

- Ra mồ hôi lòng bàn chân dễ gây ra viêm da do tiếp xúc, viêm da dị ứng với những thành phần của giày vớ.

- Bàn chân bốc mùi rất khó chịu, màu da bị tái đi, hình thành những lỗ nhỏ trong vòng vài ngày.

- Ở trẻ em, ra mồ hôi lòng bàn chân hình thành trong những tháng đầu đời, kèm theo đỏ da, ra mồ hôi nhiều cũng có thể là triệu chứng đầu tiên của sừng hoá da khu trú hoặc toàn thân sau này. Ra mồ hôi cũng có thể xuất hiện trong thời kỳ niên thiếu. Ra mồ hôi tăng lên khi trời nóng, do kích thích cảm xúc. Ra mồ hôi dễ gây ra viêm da do tiếp xúc ( chẳng hạn khi trẻ chơi đồ chơi bằng nhựa), triệu chứng giảm dần khi được 12 tuổi hay đôi khi kéo dài đến tuổi dậy thì.

         Ra mồ hôi nặng lên khi trời nóng, gần ngày kinh, do xúc động, do đau, mệt mỏi hay sốc về mặt tình cảm-tâm lý như : khi gặp người lạ, gặp sếp, chú ý gắng sức, và ngay cả sợ ra mồ hôi. Những cơn tăng tiết mồ hôi này rất nặng có thể ảnh hưởng thật sự đến tâm lý và xã hội. Thật vậy, ra mồ hôi nách có thể rất nhiều làm mồ hôi chảy ròng ròng lan cả ra thành ngực

B) Các phương pháp điều trị ra mồ hôi

LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ RA MỒ HÔI NÀO CHO HIỆU QUẢ?

        Hiện tại có rất nhiều cách để chữa trị bệnh này theo đông y và tây y.  Như các bạn đã biết theo dân gian thì có nhiều bài thuốc như: dùng lá lốt, phèn chua... để chữa trị. Theo tây y thì dùng phương pháp:

1. Dùng thuốc

       Các thuốc kháng cholinergic, atropin, đối giao cảm đều ức chế tiết mồ hôi bằng cách ức chế dẫn truyền hạch thần kinh. Các thuốc này chỉ hiệu quả khi dùng liều cao, cho nên gây ra nhiều tác dụng phụ mà người bệnh không thể chấp nhận được. Ví dụ Prantal thuộc nhóm này, đã bị rút khỏi thị trường. Thuốc gây ngủ̉, an thần, chống trầm cảm không có tác dụng trên tăng tiết mồ hôi, thậm chí khi dùng liều cao.

thuốc tây chữa mồ hôi nhiều

thuốc tây chữa mồ hôi nhiều

Các hóa chất chống tăng tiết mồ hôi :

- formol đã được sử dụng ( một trong những bệnh nhân lớn tuổi của chúng tôi đã biết được chất này khi còn nhỏ, và bà đã bị ngộ độc khi dùng formol để điều trị ra mồ hôi). Chính vì độc tính của formol, nên đã cấm dùng, và acid boric cũng vậy.

- Người ta cò̀n dùng dung dịch gluraaldehyde dạng mỡ thoa nồng độ̣ 10%, thoa tại chỗ, nhưng thuốc làm cho da nhuộm màu vàng và kích thích vùng da bị nứt.

Muối kim loại: hiện chỉ còn sử dụng muối nhôm, có 2 họ:

- Hydroxychlorure nhôm, có pH acide yếu, ít khi kích thích da, nhưng ít có tác dụng. ( các dạng crème, hoặc dạng pommade bôi như Lutsine và Dermagor).

- Chlorure nhôm ( AlCl3) và sulfate nhôm [Al2(SO4)3], có tính acide mạnh, hiệu quả hơn. Ở Pháp có loại ETIAXIL và DRICLOR, những chất này có thể gây nhạy cảm và kích ứng da.

Việc dùng các sản phẩm này là tinh tế vì đó là những sản phẩm gây kích thích da, yêu cầu những điều kiện đặc biệt để áp dụng( dùng buổi chiều trên da lành và khô).

Mức độ hài lòng của bệnh nhân chỉ đạt 40%.

 

2. Sử dụng sản phẩm Hòa Hãn Linh - Giúp hỗ trợ điều trị chứng tăng tiết mồ hôi trên toàn thân

 

Cúp vàng

Cúp vàng "Hòa Hãn Linh -  Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng động"

Công dụng của Hòa Hãn Linh:

- Hỗ trợ điều trị chứng ra nhiều mồ hôi cục bộ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngực, trán và lưng…hoặc toàn thân

- Giúp giảm bớt tình trạng hồi hộp, lo âu.

- Bồi bổ cơ thể, giúp tăng sức đề kháng và chống mệt mỏi.

Nhờ áp dụng bài thuốc độc đáo từ thiên nhiên kết hợp các thành phần theo Y học hiện đại đem lại công thức toàn diện giúp người bệnh tìm lại niềm vui trong việc chữa trị căn bệnh tăng tiết mồ hôi. Đặc biệt trong thành phần của TPCN Hòa Hãn Linh có các thành phần:

 - Magie Clorua (MgCl2) giúp chấn an hệ thần kinh giao cảm, giảm hưng phấn và phóng điện của các neuron thần kinh giúp hạn chế các tuyến mồ hôi hoạt động. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra tăng tiết mồ hôi trên toàn thân ( Đọc thêm về công dụng của thành phần Magie Clorua: CLICK)

 - Sơn Thù Du: Tác dụng cố biểu liễm hãn. Bổ can thận, cầm mồ hôi, chữa ra mồ hôi do cơ thể yếu.

 - Hoàng Kỳ: Bổ khí, cố biểu liễm hãn, trị dương hư, mồ hôi tự ra, tỳ vị hư nhược, mệt mỏi ăn ít, mụn nhọt lở ngứa. Tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể

- Thiên Môn Đông: Ổn định thân nhiệt (tránh hiện tượng cảm thấy lạnh do tiết mồ hôi quá nhiều gây giảm nhiệt trên bề mặt da). Bù chất dịch đã mất, giảm mệt mỏi

- Taurine: Điều hoà nồng độ Ca 2+, Na+, K+ trong cơ thể. Giữ nước trong tế bào.

        Thực phẩm chức năng Hòa Hãn Linh đã được giới thiệu và đánh giá là có triển vọng tốt trong hỗ trợ điều trị tăng tiết mồ hôi tại hội thảo “Chẩn đoán và xử trí rối loạn thần kinh thực vật” tại Hà Nội.

Mức độ hài lòng của bệnh nhân đạt 85%.

3. Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm.

Vị trí mổ cắt hạch giao cảm

         Phẫu thuật trong điều trị ra mồ hôi nách là lấy toàn bộ hạch bài tiết mồ hôi. Cắt hạch giao cảm ngực chỉ điều trị vĩnh viễn mồ hôi tay mà không thể điều trị được mồ hôi chân. Cắt hạch giao cảm ngực hiện nay được thực hiện bằng con đường nội soi dưới màng phổi nhằm lấy các hạch từ C2 đến C5. Người ta điều trị 1 hoặc đồng thời 2 bên. Tuy nhiên, tác dụng phụ của phương pháp này là : tăng tiết mồ hôi dữ dội hơn để bù trừ, như ra mồ hôi thân mình, mông và chân…còn trầm trọng hơn so với lúc ban đầu hoặc gây ra khô da lòng bàn tay quá mức, bị tràn máu, tràn khí màng phổi do phẫu thuật, tái phát ra mồ hôi (2%). Có thể có nguy cơ tử vong khi mổ. Đặc biệt phương pháp này không thể điều trị ra mồ hôi chân, hoặc mồ hôi vùng đầu, trán

Vậy có nên cắt hạch thân kinh giao cảm không? Nếu bạn còn những thắc mắc về phương pháp này   Click  để đọc thêm, giúp mình có những quyết định đúng đắn nhất

phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm

Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm

Chi phí điều trị hiện nay với phương pháp cắt hạch thần kinh giao cảm là từ: 8-12tr nếu bạn không có bảo hiểm y tế. Một số bệnh viện hiện nay đang áp dụng phương pháp này bạn có thể tham khảo:

- Hà Nội: Bệnh viện nội tiết Trung Ương 1 và 2, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện quân đội 108...

- Sài Gòn: Bệnh viện nhân dân Gia Định, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện ĐH Y Dược....

Mức độ hài lòng của bệnh nhân đạt: 55-60%

4. Tiêm Botox:

Điều trị ra mồ hôi tay, chân hay nách được thực hiện theo cách sau đây :

Vùng cần điều trị được chia thành những ô vuông nhỏ kích thước 1x 1 cm, người ta chích vào trong da sâu hoặc trung bình (hạch bài tiết mồ hôi) 2 đơn vị BOTOX, vì vậy cần phải dùng đến 20-50 đơn vị̣ Botox để điều trị một vùng với hiệu quả điều trị từ 4 đến 20 tháng. Chích Botox da bàn tay rất khó chịu vì đau. Chi phí điều trị khá tốn kém.

Mức độ hài lòng của bệnh nhân chỉ đạt: 10%

5. Điện di ION

        Điều trị bằng phương pháp điện di ion là bước điều trị đầu tiên không dùng phẫu thuật cho thấy có hiệu quả. Người bệnh đặt bàn tay hoặc bàn chân vào nước thường, điện di bằng dòng điện liên tục. Phương pháp này đã áp dụng từ gần 20 năm nay trên thế giới.

       Phương pháp Ionophorese không đòi hỏi bệnh nhân phải phẫu thuật, không cần dùng thuốc và cho hiệu quả rất cao. Phương pháp này khá phổ biến trên thế giới, nhưng hiện mới chỉ được áp dụng tại bệnh viện Việt – Pháp, Hà Nội. Để điều trị, bệnh nhân ngâm chân, tay vào trong một dung dịch ion, nơi có dòng điện một chiều chạy qua. Dòng điện cường độ 10 miliampe sẽ làm co các tuyến mồ hôi, khiến chúng tiết ra ít hơn. Đầu tiên, bệnh nhân được điều trị tích cực trong khoảng 1 tháng, với 3 buổi/tuần và mỗi buổi kéo dài 20 phút (với tay), 20 phút (với chân). Đến buổi điều trị thứ 6-7, chân tay bệnh nhân đã gần như khô hẳn. Sau đó, tùy từng người, sẽ tiếp tục được điều trị 1 lần/tuần hoặc 1 lần/2 tuần. Khi điều trị, bệnh nhân chỉ thấy hơi tê tê ở cánh tay hoặc chân, chứ không có tác dụng phụ nào đặc biệt.

      Bác sĩ cũng lưu ý những trường hợp không áp dụng được phương pháp này là trẻ em dưới 12 tuổi (vì các cháu thường sợ, không hợp tác với bác sĩ), người đang đeo máy tạo nhịp tim, người bị chấn thương có đóng nẹp, đinh vít kim loại trong người và phụ nữ có mang.

      Tuy nhiên, phương pháp này hiện còn khá đắt. Chi phí cho điều trị trong tháng đầu tiên tại Bệnh viện Việt – Pháp là khoảng 250 USD (hơn 5 triệu đồng), là mức giá khá cao với nhiều người có mức thu nhập trung bình hoặc thấp.


 
          TPCN Hòa Hãn Linh - Không còn ám ảnh mồ hôi nhiều
          Ra mồ hôi tay có phải bệnh di truyền
          Mồ hôi nhiều có thể gây thiếu vitamin

Cơ chế tác dụng

        Tế bào biểu mô của tuyến bài tiết mồ hôi chỉ là một lớp đơn bào, khác với tế bào biểu bì da là loại biểu mô lát tầng, do đó điện trở ở tuyến bài tiết chất mồ hôi sẽ nhỏ hơn, vì vậy dòng điện đi qua đó sẽ chiếm ưu thế hơn, nên hình thành những nút làm tắc nghẽn những kênh bài tiết mồ hôi. Theo một số nghiên cứu về giải phẫu bệnh thì không khẳng định giả thuyết này. Trên thực tế, người bệnh khỏi được trong một thời gian rất dài khi dùng phương pháp này(đến 6 tháng). Vì vậy, còn nhiều cơ chế khác vẫn chưa được biết đến. Hiện nay, cho dù ý kiến này chưa được chứng minh, nhưng chúng tôi nghĩ rằng cách giải thích thỏa đáng nhất là tác dụng ổn định màng tế bào của tuyến.


 

Thông thường, theo nguyên tắc thì kết quả thu được từ tuần thứ 4 trở đi. Sau đó cứ 2-3 tuần điện di 1 lần để duy trì và cuối cùng nếu hiệu quả có thể 1-2 tháng mới điện di một lần.

Chống chỉ định điện di ion

- Chống chỉ định tuyệt đối ở những người mang máy tạo nhịp tim.

- Không dùng ở phụ nữ đang mang thai ( thường sau sanh sẽ hết đỗ mồ hôi)

- Đối với phụ nữ có đặt vòng tránh thai, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng điện di.

- Cẩn thận ở những người có mang dụng cụ chỉnh hình trong người, tùy thuộc vào kích thước của dụng cụ này và đường đi của dòng điện.

- Nên nhớ rằng đây chỉ là phương pháp điều trị triệu chứng. Do đó đây không phải là biện pháp điều trị dứt gốc mà chỉ có thể giúp giảm và hết mồ hôi trong một thời gian ngắn.

Hiệu quả của phương pháp

Mức độ hài lòng của bệnh nhân đạt : 70%

 

Hoàng Nam (Sưu tầm)