Hiện nay có một số loại thuốc trị ra mồ hôi nhiều được sử dụng rộng rãi để làm giảm bớt sự bất tiện và khó chịu do mồ hôi gây ra. Tuy nhiên, đứng trước một rừng các chủng loại khác nhau, người bệnh bị đổ mồ hôi nhiều không khỏi băn khoăn, lo lắng bởi không biết loại thuốc nào hiệu quả mà lại an toàn và phù hợp với mình. Nếu đang gặp phải tình cảnh ấy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có sự lựa chọn tốt nhất.

Thuốc trị ra mồ hôi nhiều từ Tây y

Ra mồ hôi là phản ứng sinh lý hoàn toàn bình thường của cơ thể, tuy nhiên nếu mồ hôi tiết ra quá nhiều và không thể kiểm soát thì nhiều khả năng bạn đang gặp phải chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn hệ thần kinh thực vật. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc dưới đây:

Thuốc bôi ngoài da trị ra nhiều mồ hôi

Thường gặp ở dạng phấn rôm, phấn bột, thuốc xoa bôi chứa clorua nhôm có khả năng hút ẩm làm giảm tiết mồ hôi. Các chế phẩm này thường được thoa trực tiếp vào vùng da bị ra nhiều mồ hôi. Tác dụng phụ của chúng là gây kích ứng da, ngứa nhẹ hoặc ảnh hưởng đến đường hô hấp khi hít phải quá nhiều. Do vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ thành phần và thử trên một vùng da nhỏ trước khi dùng.

Sử dụng thuốc có thể trị bệnh đổ mồ hôi tại nhiều vị trí ở đầu mặt, nách…

Nếu bạn đang cảm thấy khó chịu và gặp nhiều rắc rối, mất tự tin vì chứng bệnh tăng tiết mồ hôi, hãy gọi cho chúng tôi qua số 0987.45.49.48 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ tư vấn về giải pháp giúp làm giảm mồ hôi hiệu quả, an toàn không tác dụng phụ.

Thuốc kháng cholinergic dạng uống

Một số loại phổ biến hiện nay là glycopyrrolate, oxybutynin, benztropine, propantheline, có tác dụng ức chế acetycholin - chất hóa học gây kích thích hệ thần kinh thực vật, làm tăng tiết mồ hôi. Một số loại thuốc chứa glycopyrrolate đã được bào chế dưới dạng siro có thể sử dụng cho trẻ em.

Tuy nhiên các thuốc trị ra mồ hôi nhiều này không được áp dụng cho tất cả người bệnh do có thể gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, mắt mờ, bí tiểu, tim đập nhanh… Một nghiên cứu mới đây cho thấy sử dụng thuốc kháng cholinergic thường xuyên ở người có độ tuổi từ 65 trở lên làm tăng nguy cơ bị suy giảm trí nhớ.

Thuốc chẹn beta và benzodiazepin

Được sử dụng trong các trường hợp ra mồ hôi nhiều khi lo lắng, căng thẳng do có tác dụng an thần, ức chế hoạt động của hệ thần kinh. Tuy nhiên thuốc này không tác động vào căn nguyên gây bệnh mà chỉ có tác dụng giảm tiết mồ hôi tạm thời. Ngoài ra, chúng có thể gây một số tác dụng phụ, nghiêm trọng nhất là lệ thuộc thuốc, do vậy không được khuyến cáo dùng thường xuyên.

Thuốc nội độc tố botulinum – Tiêm botox

Loại thuốc trị ra mồ hôi nhiều này thường ở dạng tiêm, có tác dụng ngăn chặn các tín hiệu kích thích từ não đến tuyến mồ hôi. Hiệu quả của thuốc thường duy trì trong vòng vài tháng, do vậy cần tiến hành tiêm nhiều lần, chi phí cũng khá cao nên ít được sử dụng. Tác dụng phụ nghiêm trọng khi tiêm Botulinum bao gồm:

- Ngứa, đau và đỏ vùng da nơi tiêm.

- Sốt, buồn nôn, nôn, đau đầu ngay sau khi vừa tiêm xong.

- Tăng tiết mồ hôi bù trừ tại phần cơ thể khác

- Yếu cơ xung quanh vùng da điều trị

Do vậy, phương pháp này bắt buộc phải tiến hành tại các trung tâm y tế có uy tín bởi một bác sỹ chuyên khoa giàu kinh nghiệm để tránh các rủi ro đáng tiếc.

Thuốc trị ra mồ hôi nhiều từ Đông Tây y kết hợp

Ưu điểm của đại đa số thuốc trị ra mồ hôi nhiều từ Tây y là có tác dụng nhanh, tuy nhiên, hiệu quả chỉ duy trì trong thời gian ngắn và tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều tác dụng phụ. Do vậy, nhiều người đã lựa chọn cho mình một giải pháp mới trong điều trị bệnh ra mồ hôi, đó là sử dụng sản phẩm từ Đông Tây y kết hợp. Giải pháp này đã tận dụng được ưu điểm của Tây y là cải thiện triệu chứng nhanh, trong khi đó Đông y có tác dụng bền vững, tác động vào căn nguyên gây bệnh, giúp cơ thể tự điều chỉnh những rối loạn trong quá trình bài tiết mồ hôi của cơ thể. Tại Việt Nam, sự kết hợp này đã có mặt trong viên uống thảo dược Hòa Hãn Linh với 5 thành phần chính:

Thuốc trị ra mồ hôi nhiều kết hợp Đông Tây y – Hi vọng mới cho người bệnh

- Hoàng kỳ: có tác dụng tăng cường miễn dịch do thúc đẩy sinh kháng thể, đồng thời làm giảm sự kích thích quá mức của hệ thần kinh thực vật, hạn chế tình trạng hồi hộp, căng thẳng, tim đập nhanh, mang lại kết quả tốt trong kiểm soát lượng mồ hôi tiết ra. Vị thuốc này đã được ông cha ta sử dụng từ rất lâu đời để chữa chứng khí hư, ra mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm,….

- Sơn thù du: có tác dụng làm săn se bề mặt da, giảm thoát mồ hôi ra ngoài, đồng thời có tính kháng khuẩn hiệu quả, giúp hạn chế tình trạng viêm da, giúp da luôn mềm mại và khô ráo. Theo Đông dược học thiết yếu, Sơn thù du được dùng để trị chứng ra mồ hôi do hư nhiệt và đặc biệt có tác dụng tốt với chứng ra mồ hôi nhiều ở trẻ em suy nhược cơ thể.  

- Thiên môn đông: với công dụng chính là điều hòa thân nhiệt, trấn tĩnh hệ thần kinh thực vật, đồng thời giúp tái tạo tân dịch để bù lại lượng nước và điện giải đã mất đi do đổ mồ hôi nhiều, nhờ đó cơ thể cũng sẽ đỡ mệt mỏi, suy nhược.

- Magie clorua: Hoạt chất Tây y có tác dụng ức chế sự hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm, từ đó giúp giảm tiết mồ hôi hiệu quả.

- Taurin: Là một acid amin không thể thiếu trong cơ thể do giúp chuyển hóa chất béo thành năng lượng cho tế bào sử dụng. Đồng thời nó còn giúp điều hòa nồng độ của một số loại ion như canxi, natri, kali giúp giữ nước ở bên trong tế bào.

Sự kết hợp của năm thành phần này đã khiến Hòa Hãn Linh trở thành sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng bệnh ra mồ hôi nhiều hiệu quả được các chuyên gia đánh giá cao và nhiều người bệnh tin dùng. Lắng nghe ý kiến của các chuyên gia qua hội thảo khoa học “Chẩn đoán và xử lý rối loạn thần kinh thực vật” tại video dưới đây:

Xem thêm:

Hòa Hãn Linh – giải pháp cứu cánh cho bệnh đổ mồ hôi nhiều

Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm Hòa Hãn Linh trị mồ hôi nhiều

Kinh nghiệm sử dụng Hòa Hãn Linh giúp giảm mồ hôi hiệu quả

Với mỗi loại thuốc trị bệnh ra mồ hôi nhiều sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Và qua bài viết này, hi vọng bạn đọc sẽ tự tìm ra cho mình một giải pháp trị bệnh hiệu quả, an toàn và thực sự phù hợp với bản thân mình.

Ds. Lê Hoa

Theo nguồn:

http://www.nhs.uk/Conditions/Hyperhidrosis/Pages/Treatment.aspx

http://www.sweathelp.org/hyperhidrosis-treatments/medications.html