Dù không thể trị dứt điểm bệnh nhưng nếu lựa chọn được thuốc chữa mồ hôi tay chân tốt, tình trạng đổ mồ hôi của bạn hoàn toàn có thể được kiểm soát, loại bỏ cảm giác khó chịu, bất tiện do mồ hôi gây ra. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về các nhóm thuốc thông dụng nhất ngay sau đây.
Tổng hợp thuốc chữa mồ hôi tay chân từ Tây y
Thuốc chống mồ hôi ngoài da
Thành phần chính của thuốc chống mồ hôi là muối nhôm (nhôm chlorohydrate, nhôm clorua, nhôm zirconi…), khi bôi lên bề mặt da, hoạt chất này sẽ được mồ hôi hòa tan, sau đó đi vào lỗ chân lông và tạo thành nút bịt kín ống tiết mồ hôi, ngăn không để mồ hôi thoát ra khỏi cơ thể. Thuốc có khả năng chống bài tiết mồ hôi ngay tại vị trí sử dụng, hiệu quả kéo dài tối đa không quá 24 - 48h nên phải bôi lại nhiều lần trong ngày.
Tác dụng phụ phổ biến của chất chống mồ hôi ngoài da là gây kích ứng da dẫn đến mẩn đỏ, ngứa, dày sẩn, viêm da… Để hạn chế điều này, bạn nên sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ và bôi lên vùng da khô hoàn toàn.
Thuốc kháng cholinergic
Hệ thần kinh giao cảm ở trạng thái kích thích quá mức là nguyên nhân khiến mồ hôi tay chân tiết ra nhiều không kiểm soát. Thuốc kháng cholinergic có tác dụng kìm hãm hoạt động của hệ giao cảm thông qua ức chế chất dẫn truyền thần kinh acetycholin, bởi vậy sẽ làm giảm tiết mồ hôi toàn thân. Một số thuốc thông dụng trong nhóm này bao gồm: Benztropine, glycopyrolate, propantheline, oxybutyniin…
Tác dụng phụ đáng lưu ý của thuốc kháng cholinergic là khô miệng, táo bón, nhìn mờ, bí tiểu, rối loạn nhịp tim, chóng mặt… Chống chỉ định dùng nhóm thuốc này cho người mắc bệnh glocom, phì đại tuyến tiền liệt, nhược cơ, tắc nghẽn đường niệu…
Chỉ dùng thuốc chữa mồ hôi tay chân nhóm kháng cholinergic theo kê đơn của bác sỹ
Thuốc chẹn beta giao cảm
Thuốc hoạt động theo cơ chế ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh adrenaline và noradrenaline gắn vào thụ thể beta, từ đó ức chế hệ giao cảm khiến mồ hôi giảm tiết trên toàn cơ thể. Thuốc chẹn beta có thể gây tác dụng phụ làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp, co thắt cơ trơn phế quản, ù tai, chóng mặt, lạnh chân tay…, do vậy chỉ dùng thuốc theo kê đơn của bác sỹ và cần hết sức thận trọng khi sử dụng cho người bị hen suyễn, COPD, nhịp tim chậm, block nhĩ thất, hội chứng Raynaund…
Cũng như thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn beta và một số loại thuốc chữa mồ hôi tay chân dạng uống khác như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần… chỉ được khuyến cáo trong thời gian ngắn hạn để hạn chế tác dụng phụ xảy ra.
Thuốc chữa mồ hôi tay chân dạng tiêm
Tiêm botox là liệu pháp can thiệp tại chỗ để điều trị đổ mồ hôi khu trú tại tay, chân và nách. Độc tố botulinum được tiêm trực tiếp dưới da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Tại đây, hoạt chất này sẽ ngăn chặn giải phóng một số chất hóa học, từ đó kìm hãm tín hiệu thần kinh chỉ huy tuyến mồ hôi bài tiết. Tác dụng giảm mồ hôi kéo dài khoảng 6 tháng, sau đó cần phải tiêm lại.
Chi phí tiêm botox chữa mồ hôi tay chân dao động trên 4 triệu đồng/lần tiêm. Một số tác dụng phụ thường xuất hiện sau khi tiêm là đau, sưng đỏ, yếu tay chân, nhìn mờ, sụp mí mắt…
Thuốc tiêm botox chữa mồ hôi tay chân
Ưu và nhược điểm của thuốc chữa mồ hôi tay chân Tây y
Thuốc chữa mồ hôi tay chân Tây y thường cho tác dụng nhanh, giảm mồ hôi tức thì nên người bệnh sẽ thấy tay chân khô ráo, thậm chí là không còn tiết mồ hôi sau khi sử dụng. Tuy nhiên, đó chỉ là lợi ích trước mắt. Hầu hết các loại thuốc này chỉ có tác dụng bên ngoài da (chất chống mồ hôi, tiêm botox) hoặc ức chế hệ thần kinh tạm thời (thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn beta) nên hiệu quả giảm mồ hôi không duy trì được lâu. Nếu sử dụng quá thường xuyên thì người bệnh dễ gặp phải tác dụng phụ bất lợi về sau.
Do vậy, sử dụng thuốc chữa mồ hôi tay chân Tây y không phải là lựa chọn tối ưu nhất cho người bệnh. Để tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị khác hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn, bạn hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo: 0987.45.49.48 để được tư vấn chi tiết.
Thảo dược - Lựa chọn tối ưu thay thế thuốc chữa mồ hôi tay chân Tây y
Mồ hôi tay chân là tình trạng mạn tính, dai dẳng và cần điều trị lâu ngày. Bởi vậy, dù mang lại hiệu quả tốt nhưng vì vấn đề tác dụng phụ nên người bệnh không thể lạm dụng thuốc tây kéo dài được. Lúc này, các thảo dược đông y có khả năng giảm tiết mồ hôi tự nhiên, an toàn chính là giải pháp thay thế tối ưu nhất cho người bệnh. Tiêu biểu phải nhắc đến sự kết hợp của 3 thảo dược Thiên môn đông, Hoàng kỳ, Sơn thù du trong công thức viên uống Hòa Hãn Linh.
Theo nghiên cứu tại viện Dược liệu thuộc Đại học Bundelkhand, Ấn Độ, Thiên môn đông có cơ chế tương tự nhóm thuốc kháng cholinergic, đó là làm giảm tính kích thích của hệ thần kinh giao cảm, nhưng khả năng tác động bền vững hơn và không gây tác dụng phụ. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp thanh nhiệt, bổ sung dịch nước cho cơ thể, giảm triệu chứng hồi hộp, lo âu, mệt mỏi.
Hoàng kỳ và Sơn thù du lại hoạt động như chất chống mồ hôi ngoài da, làm săn se, thu nhỏ lỗ chân lông, ngăn mồ hôi thoát ra ngoài. Đặc biệt là giúp da khỏe hơn, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn trên da, ngăn mùi mồ hôi khó chịu và bệnh ngoài da khi mồ hôi tay chân ra nhiều.
Chính vì vậy, khi phối hợp lại trong Hòa Hãn Linh, sản phẩm sẽ tác động toàn diện theo cơ chế kép để giảm tiết mồ hôi tay chân hiệu quả, bền vững mà an toàn, không gây tác dụng phụ. Để hiểu rõ hơn về lợi ích của viên uống thảo dược này, bạn hãy lắng nghe chia sẻ của chuyên gia và người bệnh trong video sau:
GS.BS Hoàng Bảo Châu đánh giá về viên uống Hòa Hãn Linh
Xem thêm:
Cách chữa mồ hôi tay chân hiệu quả từ thảo dược
Hòa Hãn Linh - Viên uống thảo dược dành cho người bị đổ mồ hôi tay chân
Bên cạnh lợi ích, thuốc chữa mồ hôi tay chân tây y cũng kèm theo không ít tác dụng bất lợi cho cơ thể. Do vậy, để đảm bảo an toàn, bạn hãy tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ.
DS.Hà Anh
Nguồn tham khảo:
https://www.sweathelp.org/hyperhidrosis-treatments/antiperspirants/antiperspirant-basics.html
https://www.sweathelp.org/hyperhidrosis-treatments/medications.html
https://www.sweathelp.org/hyperhidrosis-treatments/botox.html