Bạn đang gặp phải vô vàn phiền toái vì bị đổ mồ hôi tay chân quá nhiều? Bạn băn khoăn không biết nguyên nhân do đâu và làm thế nào để giảm tiết mồ hôi hiệu quả? Hãy dành ngay 5 phút để khám phá câu trả lời ngay tại đây.

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi tay chân nhiều

Tuyến mồ hôi tay chân bài tiết lượng mồ hôi nhiều hay ít là do sự chi phối của hệ thần kinh giao cảm truyền tín hiệu chỉ huy đến. Khi hệ giao cảm hoạt động bị rối loạn, thường xuyên ở trong trạng thái kích thích quá mức, mồ hôi sẽ tiết ra liên tục vượt quá nhu cầu và sự kiểm soát của cơ thể.

Một số yếu tố nguy cơ có thể khiến mồ hôi tay chân đổ nhiều hơn bao gồm:

- Nhiệt độ môi trường quá cao.

- Vận động thể lực nhiều.

- Lo lắng, căng thẳng, sợ hãi.

- Các bệnh lý khác như cường giáp, tiểu đường, rối loạn nội tiết, nhiễm trùng...

Đổ mồ hôi tay chân gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống

Đổ mồ hôi tay chân gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống

Dấu hiệu đổ mồ hôi tay chân nặng cần điều trị sớm

Người bị ra mồ hôi tay chân nặng sẽ có những triệu chứng sau:

- Bàn tay, bàn chân luôn nhớp dính vì mồ hôi, trường hợp rất nặng mồ hôi có thể chảy nhỏ giọt như vừa dội nước.

- Da nhợt nhạt, bong tróc, có thể nổi mụn nước.

- Lòng bàn tay, bàn chân lạnh.

- Bàn chân, bàn tay có thể xuất hiện mùi khó chịu.

Hậu quả của chứng đổ mồ hôi tay chân nhiều

Người bị đổ mồ hôi tay chân thường có tâm lý che giấu tình trạng này nhưng hơn ai hết họ hiểu rõ những khó khăn, bất tiện mà chứng bệnh dai dẳng này gây ra cho sức khỏe và cuộc sống của họ.

- Bệnh ngoài da: Mồ hôi tay chân nhiều khiến da luôn ẩm ướt, kết hợp với bụi bẩn từ môi trường là nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn, vi nấm sinh sôi phát triển; gây ra các bệnh da liễu như eczema, mụn nhọt, nấm móng, nấm kẽ…

- Khó khăn trong công việc, sinh hoạt: Bàn tay ướt đẫm mồ hôi khiến cho bạn cầm đồ vật luôn bị trơn trượt, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của bạn, bất kể bạn là nhân viên văn phòng, kỹ sư, đầu bếp hay họa sỹ…

- Ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý: Khổ chủ thường mang nặng tâm lý lo âu, căng thẳng thậm chí là cáu gắt, khó chịu, né tránh đám đông.

Cách trị đổ mồ hôi tay chân

Dùng thuốc

Các thuốc uống dùng trong điều trị mồ hôi thường hiếm khi được chỉ định cho người bị ra mồ hôi tay chân nhiều bởi thuốc thường kèm theo nhiều tác dụng phụ như khô miệng, mờ mắt, loạn nhịp tim, táo bón, bí tiểu… Bạn chỉ được dùng thuốc khi có đơn kê của bác sỹ.

Cách đơn giản hơn mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà đó là sử dụng thuốc chống mồ hôi bôi xoa ngoài da. Các thuốc này bản chất là muối nhôm có tác dụng bịt kín lỗ chân lông để ngăn mồ hôi thoát ra, tác dụng thường chỉ kéo dài 24 giờ nên bạn phải bôi xoa lên lòng bàn tay, bàn chân hằng ngày sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ.

Dùng sản phẩm thảo dược

Vì lo ngại về những tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc tây nên hiện nay nhiều người có xu hướng tìm đến những sản phẩm thảo dược có thể tác động sâu vào căn nguyên, làm ổn định hệ thần kinh giao cảm để giảm tiết mồ hôi hiệu quả mà không hề gây ra tác dụng phụ.

Điển hình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hòa Hãn Linh với các thành phần thảo dược như Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ đã được nhiều nghiên cứu khoa học kiểm chứng. Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Hồ Bắc, các nhà khoa học nhận định rằng Sơn thù du có khả năng ức chế dòng Ca2+ thâm nhập vào tế bào thần kinh, từ đó ức chế sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh kích thích các tuyến mồ hôi bài tiết. Nghiên cứu về Hoàng kỳ thực hiện tại bệnh viện Nhi khoa Thượng Hải cũng cho thấy: người bệnh sau khi sử dụng dịch chiết Hoàng kỳ đã giảm hẳn chứng ra mồ hôi trộm, tinh thần cũng được cải thiện tốt hơn, ăn ngon, ngủ sâu giấc.  

Hòa Hãn Linh – sản phẩm hỗ trợ trị đổ mồ hôi từ thảo dược

Hòa Hãn Linh – sản phẩm hỗ trợ trị đổ mồ hôi từ thảo dược

Tiêm bô tốc

Độc tố botulinum được tiêm dưới da lòng bàn tay, bàn chân sẽ làm gián đoạn tín hiệu thần kinh truyền đến tuyến mồ hôi chỉ huy bài tiết. Tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi tiêm bô tốc là yếu cơ, đau cơ, nhìn mờ, sụp mí, khó thở, khó nuốt…

Điện di ion

Bạn cần ngâm chân tay trong dung dịch điện ly có dòng điện cỡ 10 miliampe chạy qua, xung điện sẽ tác động khiến các tuyến mồ hôi ở tay và chân giảm tiết mồ hôi. Hiệu quả thường không kéo dài nên bạn cần lặp lại liệu trình nhiều lần.

Cắt hạch giao cảm

Các bác sỹ khuyến cáo bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này khi đã thử những cách trên nhưng không hiệu quả, bởi phẫu thuật không chỉ gây tốn kém mà những hệ lụy về sau cũng khó lường trước. Tác dụng phụ có thể gặp phải sau cắt hạch giao cảm là gây tăng tiết mồ hôi bù trừ ở lưng, ngực, bụng; đau dây thần kinh, rối loạn nhịp tim, khô da quá mức… Hiện nay, phương pháp này chỉ còn được áp dụng để điều trị mồ hôi tay và nách.

Một số lời khuyên cho người bị đổ mồ hôi tay chân

Dưới đây là một số lưu ý trong thói quen sống và sinh hoạt giúp bạn kiểm soát chứng đổ mồ hôi tay chân nhiều hiệu quả hơn:

- Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu kẽm, silic, canxi có trong hàu, cua, tôm, cá hồi… Hạn chế các đồ ăn cay nóng, giảm bớt rượu bia vì có thể làm mồ hôi tay chân đổ nhiều hơn.

- Uống đủ nước từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, nên dùng nước ép hoa quả để bổ sung thêm vitamin và điện giải.

- Giữ vệ sinh bàn tay, bàn chân, cắt móng và mang theo khăn ướt hoặc khăn mùi xoa để thấm mồ hôi.

- Lựa chọn giày thoáng khí, tất làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi tốt như bông, len, sợi tre, lụa…

Đổ mồ hôi tay chân sẽ không còn là nỗi ám ảnh nếu bạn biết cách duy trì lối sống khoa học và lựa chọn đúng giải pháp trị bệnh. Để được tư vấn thêm về cách trị đổ mồ hôi tay chân hiệu quả, bạn đọc vui lòng liên hệ đến số điện thoại 0987.45.49.48.

Xem thêm:

Thông tin về sản phẩm thảo dược Hòa Hãn Linh hỗ trợ điều trị đổ mồ hôi tay chân

Thực hư chuyện trị bệnh ra mồ hôi nhiều qua lời kể của người trong cuộc

Ds. Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.aad.org/public/diseases/dry-sweaty-skin/hyperhidrosis#treatment