Mồ hôi ra nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, trán, ngực, lưng,… đã trở thành nỗi phiền toái của không ít người và thật khó có thể giải quyết được vấn đề này nếu chưa xác định được rõ nguyên nhân. Có hai loại tăng tiết mồ hôi thường gặp là tăng tiết mồ hôi nguyên phát và thứ phát. Hiểu sự khác nhau giữa 2 dạng này là một trong những yêu cầu cần thiết để bắt đầu việc điều trị chứng tăng tiết mồ hôi.
Tăng tiết mồ hôi nguyên phát
Tăng tiết mồ hôi nguyên phát đề cập đến tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều mà nguyên do không xuất phát từ một chứng bệnh khác, cũng không phải là một tác dụng phụ của thuốc. Lúc này tăng tiết mồ hôi được hiểu là tình trạng bệnh lý. Dạng tăng tiết mồ hôi này xảy ra trên một số khu vực nhất định của cơ thể (cục bộ) và diễn ra "đối xứng" có nghĩa là cả hai bên trái và bên phải của cơ thể đều bị ảnh hưởng tương tự như nhau. Các khu vực phổ biến nhất là bàn tay, bàn chân, nách, và vùng đầu, trán.
Chân, tay, nách, đầu trán là những khu vực điển hình bị chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát
Đối tượng thường gặp là trẻ em hoặc thiếu niên, đặc biệt là đổ mồ hôi nhiều của bàn tay và bàn chân. Điều thú vị là, mặc dù những người bị tăng tiết mồ hôi nguyên phát có đợt ra mồ hôi nhiều quá mức ít nhất một lần một tuần nhưng đôi khi lại không xuất hiện trong khi ngủ. Bên cạnh đó, bệnh còn có yếu tố di truyền nhưng thật đáng buồn là nhiều người trong gia đình không bao giờ nói về chuyện đó với nhau vì xấu hổ. Nếu chứng tăng tiết mồ hôi có vẻ "di chuyển" trong gia đình của bạn, bạn có thể giúp các nhà nghiên cứu tại Trường đại học Y Albert Einstein hiểu rõ hơn những người bị bệnh này và nguyên nhân do đâu. Đây là nghiên cứu quan trọng trong việc giúp chúng tôi một ngày không xa sẽ tìm ra thuốc đặc trị cho chứng bệnh tăng tiết mồ hôi. Truy cập vào trang www.sweathelp.org của chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh và xem bạn có đủ điều kiện để tham gia vào dự án quan trọng này.
Vậy tiêu chí nào nhận biết tăng tiết mồ hôi nguyên phát?
Theo Tiến sĩ Glaser - Chủ tịch Hiệp hội Quốc tế phòng chống tăng tiết mồ hôi, hãy tự hỏi bạn đã từng thấy những dấu hiệu mồ hôi bất thường trong vòng ít nhất 6 tháng chưa. Nếu câu trả lời là "có", thì bước tiếp theo là xác định xem tình trạng bệnh của bạn có đáp ứng ít nhất hai trong số các tiêu chí sau:
- Bạn đổ mồ hôi đối xứng, nghĩa là lượng mồ hôi tiết ra tương đương nhau trên cả 2 phần cơ thể (trái, phải)
- Lượng mồ hôi dư thừa này gây ảnh hưởng nhiều đến các công việc thường ngày của bạn.
- Tình trạng này xảy ra ít nhất 1 lần/tuần
- Bạn gặp phải tình trạng này trước tuổi 25
- Người thân trong gia đình bạn cũng mắc chứng tăng tiết mồ hôi (Yếu tố di truyền)
- Ngừng đổ mồ hôi khi ngủ
Nếu bạn đáp ứng ít nhất hai trong số những tiêu chí trên, rất có thể là bạn đã bị tăng tiết mồ hôi nguyên phát, và bạn nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên điều trị chứng bệnh này. Cũng phải nói thêm, có tới gần 90 phần trăm số người có biểu hiện ra mồ hôi quá mức sẽ được chẩn đoán là tăng tiết mồ hôi nguyên phát.
Làm sao để loại trừ mồ hôi nhiều ở vùng đầu đã và đang là câu hỏi khó giải quyết của rất nhiều người
Tăng tiết mồ hôi thứ phát
Đây là hiện tượng đổ mồ hôi quá nhiều do một chứng bệnh khác hay tác dụng phụ của thuốc gây nên. Đó là lý do tại sao nó được gọi là thứ phát – đến từ một nguyên nhân khác. Không giống với tăng tiết mồ hôi nguyên phát người bị tăng tiết mồ hôi thứ phát đổ mồ hôi trên khu vực lớn hơn của cơ thể. Một khác biệt chính giữa hai dạng này là những người bị tăng tiết mồ hôi thứ phát thường bị đổ mồ hôi đầm đìa ngay cả trong khi ngủ. Bên cạnh đó, tăng tiết mồ hôi thứ phát gây đổ mồ hôi quá mức thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành, trong khi chứng nguyên phát bắt đầu ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên.
Để tìm được 1 hướng điều trị hiệu quả cho dạng tăng tiết mồ hôi này, điều đầu tiên là xác định được bệnh lý, hay dấu hiệu bất thường của cơ thể, đó có thể là gốc rễ của vấn đề. Hãy tham khảo từ một bác sĩ chuyên khoa, xuất phát từ tiền sử bệnh của bạn, những loại thuốc đang sử dụng cùng những xét nghiệm cần thiết sẽ rất hữu ích giúp bạn đẩy lùi tình trạng này.
Hướng đi nào cho người bệnh tăng tiết mồ hôi
Giảm mồ hôi nhiều khi đã hiểu rõ nguyên nhân
Nếu bạn nghĩ rằng tình trạng của bạn là do tăng tiết mồ hôi thứ phát gây nên, chúng tôi đã biên soạn một danh sách các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là mồ hôi quá nhiều, và một danh sách các bệnh lý coi mồ hôi quá nhiều là một triệu chứng. Tất nhiên, không ai trong số những người sử dụng các thuốc hoặc mắc các bệnh trong danh sách này đều bị đổ mồ hôi nhiều. Các danh sách này giúp bạn có những hiểu biết sơ qua về tình trạng bệnh của mình tuy nhiên bạn nên đi khám để biết đích xác nguyên nhân.
Link danh sách:
Các loại thuốc: http://www.sweathelp.org/images/pdf/drugs_2009.pdf
Các loại bệnh: http://www.sweathelp.org/pdf/Diseases_2009.pdf
Hoàng Nam
Nguồn: http://www.sweathelp.org/en/home/types-of-hyperhidrosis.html
----------------------------------------------------------------------------------
Điều trị tăng tiết mồ hôi đơn giản mà hiệu quả bất ngờ với TPCN viên nén Hòa Hãn Linh