Bất kể ai trong chúng ta cũng đã một lần trong đời gặp phải triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật như mồ hôi tăng tiết bất thường, tim đập nhanh, tay chân run lẩy bẩy… Đó có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường mỗi khi cơ thể căng thẳng quá mức, nhưng cũng không thể loại trừ dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh thực vật cần điều trị. Hãy dành 3 phút đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh lý thuộc về hệ thần kinh, trong đó các dây thần kinh thực vật bị tổn thương khiến cho các hoạt động mà nó chi phối như nhịp tim, nhịp thở, tiết mồ hôi, tiết dịch vị… bị xáo trộn. Hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự chủ do nó không chịu sự chi phối của ý thức, chúng ta không thể dùng ý chí để thay đổi nhịp tim và hoạt động của các tuyến tiết. Do đó, bệnh còn được biết đến với tên gọi là rối loạn thần kinh tự chủ hay chứng mất tự chủ.
Biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật
Dưới đây là một số triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật mà bạn không thể bỏ qua:
- Ra mồ hôi nhiều: Mồ hôi ra nhiều nhất về đêm và khi ăn, bất kể thời tiết và cường độ vận động nặng hay nhẹ. Xen lẫn những đợt mồ hôi ra nhiều là những đợt mồ hôi không thoát ra được.
- Hạ huyết áp tư thế đứng, chóng mặt, ngất xỉu…
- Rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim không thay đổi dù vận động.
- Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, chán ăn, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy…
- Rối loạn chức năng sinh dục: Nữ giới bị khô âm đạo; nam giới khó xuất tinh, rối loạn cương dương.
- Nhìn mờ, giảm độ nhạy cảm với ánh sáng.
- Chân tay run, yếu cơ.
- Về tâm lý: hay lo lắng, hồi hộp, dễ bị kích động…
Lo âu, hồi hộp là trạng thái tâm lý thường gặp ở người bị rối loạn thần kinh thực vật
Bạn đang có những dấu hiệu của rối loạn thần kinh thực vật nhưng chưa tìm ra cách trị? Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số điện thoại - zalo 0987.45.49.48 để được hỗ trợ.
Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây rối loạn thần kinh thực vật, bao gồm:
- Bệnh tự miễn: như lupus ban đỏ, hội chứng Sjogren, viêm khớp dạng thấp… làm tổn thương các dây thần kinh tự chủ.
- Bệnh amyloidosis với sự tích tụ của các protein tại các cơ quan làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh thực vật.
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư.
- Biến chứng thần kinh ở người bệnh tiểu đường.
- Dây thần kinh thực vật bị tổn thương do chấn thương hoặc biến chứng sau phẫu thuật.
- Một số bệnh lý khác như HIV, Parkinson, Lyme…
Rối loạn thần kinh thực vật có thực sự nguy hiểm không?
Đôi khi rối loạn thần kinh thực vật chỉ là biểu hiện tạm thời của cơ thể để ứng phó với stress và các tác động từ bên ngoài, tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và nhanh chóng qua đi. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng bất thường diễn ra trong thời gian dài, tiến triển ngày một nặng dần trên nhiều cơ quan thì bạn cần phải điều trị sớm; bởi khi đó bệnh đã có dấu hiệu chuyển thành mạn tính gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của bạn.
Các phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật
Mục tiêu của điều trị rối loạn thần kinh thực vật là cải thiện các triệu chứng và giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Muốn đạt được điều này, cần sự kết hợp giữa các phương pháp sau:
Sử dụng thuốc
Một số thuốc thường dùng trong điều trị rối loạn thần kinh thực vật là:
- Thuốc trị táo bón, tiêu chảy.
- Thuốc lợi tiểu như furosemide, thiazid giúp đi tiểu dễ dàng, tự chủ hơn.
- Thuốc trị ra mồ hôi nhiều như Oxybutynin, Glycopyrrolate, Propantheline…
- Thuốc trị rối loạn cương dương, khô âm đạo.
- Thuốc điều trị huyết áp thấp.
- Thuốc trị rối loạn nhịp tim.
Sử dụng viên uống thảo dược giúp ổn định thần kinh, giảm tiết mồ hôi
Bên cạnh các thuốc kể trên, việc kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ thảo dược chứa Thiên môn đông, Sơn thù du để kiểm soát triệu chứng đổ mồ hôi nhiều, hồi hộp, lo âu ở người bị rối loạn thần kinh thực vật đang là xu hướng được nhiều chuyên gia Thần kinh khuyến cáo áp dụng.
Nghiên cứu về Sơn thù du của Đại học Y khoa Hồ Bắc (Trung Quốc) cũng đã cho thấy khả năng ức chế dòng ion Ca2+ nội bào của vị thảo dược này. Trong đó, ion Ca2+ được coi như một chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh, từ đó Sơn thù du giúp điều hòa các hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Ưu điểm vượt trội của sản phẩm thảo dược là vừa tác động sâu vào căn nguyên, vừa an toàn cho người sử dụng.
Điều chỉnh lối sống cho người bị rối loạn thần kinh thực vật
Hoạt động của hệ thần kinh thực vật chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những thói quen sống, do đó người bệnh cần lưu ý:
Về chế độ ăn uống:
+ Hạn chế các đồ ăn thức uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà đặc, nước tăng lực, bỏ hút thuốc lá…
+ Giảm bớt các gia vị cay thêm vào các món ăn.
+ Đảm bảo uống đủ nước từ 1,5 – 2 lít nước để bồi phụ lại lượng nước đã mất qua mồ hôi; nên thay thế một phần nước lọc bằng nước trái cây, sinh tố để bổ sung thêm chất xơ, khoáng chất…
+ Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám để vừa giúp làm giảm ra nhiều mồ hôi, vừa giảm triệu chứng khó tiêu, táo bón…
Người bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
Về chế độ vận động: Bài tập thích hợp nhất cho người bị rối loạn thần kinh thực vật là yoga, thiền, hít thở sâu… Người bệnh nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thường xuyên nhằm nhanh chóng thiết lập sự ổn định cho hệ thần kinh giao cảm.
Rối loạn thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng tới nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Hãy lắng nghe cơ thể bạn và theo dõi những triệu chứng bất thường dù chỉ là thay đổi nhỏ nhất để ngăn chặn bệnh từ giai đoạn sớm.
Xem thêm:
Hòa Hãn Linh – sản phẩm thảo dược chứa Sơn thù du, Thiên môn đông
Bí quyết trị mồ hôi nhiều do rối loạn thần kinh thực vật
Ds. Lê Lương
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/autonomic-neuropathy/symptoms-causes/syc-20369829