Nếu bạn mắc chứng tăng tiết mồ hôi, điều hiển nhiên là, bạn phải chịu đựng nó hàng giờ, hàng ngày. Bạn luôn phải lo lắng về việc mình đổ mồ hôi nhiều như thế nào và bao nhiêu?
Bạn có thể phải bỏ ra hàng giờ mỗi ngày để “tranh đấu” với tình trạng mồ hôi nhiều của cơ thể mình như:
- Thay quần áo, tắm rửa vài lần mỗi ngày.
- Đặt khăn giấy hoặc miếng lót dưới cánh tay của bạn hay trong túi của bạn.
- Ẩn mình dưới những bộ quần áo tối màu vì sợ những vệt loang lổ trên quần áo khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin.
Bạn thường xuyên phải đặt miếng lót dưới nách để ngăn mồ hôi đổ quá nhiều?
Bạn có thể đã bị mất bạn bè, tuột lỡ nhiều cơ hội vì lòng bàn tay cực kỳ đẫm mồ hôi, bàn chân, mặt, hoặc nách….Bạn xấu hổ những gì mọi người nghĩ về mình, luôn trốn tránh và kiếm đủ lý do để ở nhà từ chối những lời mời, kêu gọi đi chơi với bạn bè người thân. Bạn chấp nhận chọn nghề mà bạn không cần phải tương tác với mọi người, không bắt tay, không giao tiếp, không xuất hiện trước đám đông. Những vấn đề tình cảm, bao gồm trầm cảm, cô lập xã hội, và giảm sự tự tin, là những hậu quả vô vùng nghiêm trọng có thể dẫn đến.
Ngoài mặc cảm về tâm lý, ra mồ hôi quá mức cũng có thể gây ra các vấn đề da liễu gây khó chịu, chẳng hạn như vi khuẩn hoặc nấm phát triển quá mức, nhiễm trùng. Từ sự khó chịu về thể chất, sự lo lắng, bối rối, và sự căng thẳng khiến bạn luôn giấu diếm tình trạng mồ hôi nhiều của mình với mọi người. Tăng tiết mồ hôi có thể tác động gần như tất cả các khía cạnh của cơ thể. Hãy giúp bác sĩ của bạn, bạn bè hay những người thân yêu hiểu được mức độ ảnh hưởng của tăng tiết mồ hôi đến bạn thông qua những công việc rất hữu ích và đơn giản như theo dõi các tác động hàng ngày của bệnh.
Tự chẩn đoán tăng tiết mồ hôi thông qua những câu hỏi cực đơn giản
Sử dụng bảng theo dõi dưới đây và theo dõi xem mức độ ảnh hưởng của tăng tiết mồ hôi lên các hoạt động thường ngày của bạn. Trả lời những câu hỏi dưới đây, trích dẫn ví dụ cụ thể và mang theo bảng đó khi đi khám hoặc sử dụng chúng như là bằng chứng về sự nghiêm trọng của tình trạng bệnh cơ thể mình nếu bạn cần yêu cầu bên bảo hiểm chi trả cho khoản tiền điều trị.
- Đã bao nhiêu lần mỗi ngày bạn suy nghĩ hay lo lắng về việc đổ mồ hôi quá nhiều?
- Đã bao nhiêu lần mỗi ngày để bạn phải tắm hoặc thay quần áo?
- Bạn có những vật dụng (như tấm lót, quần áo phụ, khăn ăn, bột, lăn khử mùi, hoặc khăn tắm) để giúp hạn chế tình trạng mồ hôi nhiều của mình?
- Bạn có phải thường xuyên mua giầy hoặc quần áo hơn so với những người bình thường (Vì lý do bệnh – không phải sở thích).
- Bạn giành bao nhiêu thời gian mỗi ngày để "đấu tranh" với căn bệnh mồ hôi nhiều?
- Bạn đã thử mọi giải pháp bôi (lăn khử mùi, bột phấn, hoặc chất khử mùi) được thiết kế để kiểm soát mồ hôi?Nếu có, bao nhiêu loại khác nhau?
- Bạn đã từng thay đổi kế hoạch của mình do đổ mồ hôi quá nhiều hoặc sợ nó làm bạn thiếu tự tin?
- Bạn đã bao giờ ra mồ hôi nhiều đến mức làm hỏng các giấy từ, tranh ảnh hay bất cứ thiết bị sử dụng nào vì tăng tiết mồ hôi?
- Mồ hôi quá nhiều có ảnh hưởng đến năng suất làm việc của bạn hoặc sự lựa chọn nghề nghiệp?
- Bạn đã có kinh nghiệm điều trị kích ứng da hoặc nhiễm trùng do đổ mồ hôi quá mức hoặc do cố gắng hạn chế tăng tiết mồ hôi?
- Đổ mồ hôi nhiều đã từng gây nên các căng thẳng tâm lý cho bạn bao giờ chưa?
- Khi bạn đang ở trong một tình huống phải giao tiếp với mọi người hoặc đứng trước đám đông, bạn có đổ mồ hôi nhiều không?
- Bạn đã bao giờ bị mất bạn bè hoặc một công việc do đổ mồ hôi quá mức?
Ngoài việc ghi lại và cập nhật những tác động của mồ hôi nhiều tới sinh hoạt của bạn, cũng nên biết rằng có 2 dạng chính của tăng tiết mồ hôi đó là: Nguyên Phát – Thứ Phát vì vậy bước tiếp theo của bạn là tìm hiểu sự khác biệt của 2 dạng trên và chọn cho mình phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất.
Biên dịch: Hoàng Nam
Nguồn: http://www.sweathelp.org/en/home/diagnosing-hyperhidrosis.html