Không ít người có tâm lý xa lánh những người bị ra mồ hôi chân tay nhiều vì sợ rằng tiếp xúc với họ mình cũng sẽ mắc phải chứng bệnh này. Thực hư về vấn đề này là như thế nào? Bệnh ra mồ hôi chân tay có lây không? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua phần giải đáp của chuyên gia dưới đây.
Câu hỏi:
“Tôi bị đổ mồ hôi tay chân đã 8 năm nay, dù thử qua rất nhiều cách trị mồ hôi dân gian nhưng vẫn không đỡ. Tôi rất lo ngại mỗi khi phải bắt tay hay tiếp xúc với người khác, sợ rằng bệnh của mình có thể lây sang họ. Tôi muốn hỏi bệnh ra mồ hôi tay chân có lây không?”
Giải đáp từ chuyên gia:
Lòng bàn tay và bàn chân của chúng ta có nhiều tuyến mồ hôi hơn bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Một số người bị đổ mồ hôi tay chân rất nhiều, điều này có thể đem đến nhiều rắc rối trong cuộc sống và đôi khi họ có những nỗi lo mơ hồ rằng bệnh sẽ lây cho người khác.
Bệnh ra mồ hôi tay chân có lây không?
Thực tế, ra mồ hôi tay chân không phải là bệnh lây truyền từ người này sang người khác. Vấn đề này thường có xu hướng xuất hiện từ nhỏ và liên quan đến yếu tố di truyền trong gia đình, nghĩa là nếu cha mẹ bị đổ mồ hôi nhiều thì con của họ cũng sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.
Chính vì vậy, bạn không cần phải lo lắng về vấn đề bệnh ra mồ hôi tay chân có lây không. Điều quan trọng là bạn cần biết cách giảm bớt mồ hôi để tự tin hơn trong giao tiếp.
Bệnh ra mồ hôi tay chân có lây không?
Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng ra mồ hôi tay chân nhiều?
Việc điều trị chứng ra mồ hôi tay chân nhiều sẽ phụ thuộc vào lượng mồ hôi tiết ra và khả năng đáp ứng của người bệnh với từng phương pháp điều trị. Dưới đây là một số cách trị mồ hôi tay chân mà bạn có thể tham khảo:
- Dùng viên uống trị mồ hôi: Điển hình nhất hiện nay là viên uống thảo dược Hòa Hãn Linh chứa Thiên môn đông, Sơn thù du và Hoàng kỳ - những vị thuốc quý trị chứng ra mồ hôi nhiều trong các bài thuốc cổ phương là một trong những lựa chọn tối ưu cho bạn. Nhờ tác dụng săn se bề mặt da bên ngoài, hiệp đồng với khả năng ổn định hệ thần kinh giao cảm bên trong sẽ giúp làm giảm mồ hôi tay chân hiệu quả.
- Dùng chất chống mồ hôi chứa muối nhôm: Hãy xoa các chế phẩm này vào lòng bàn tay, bàn chân sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, nên dùng trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất.
- Điện di ion: Trong phương pháp này, một dòng điện cường độ nhẹ sẽ được chạy qua dung dịch ngâm chân, tay và ức chế các tuyến mồ hôi tạm thời. Do đó, bạn cần lặp lại liệu trình khoảng 3 lần/tuần và nhắc lại sau đó vài tháng.
- Tiêm botox: thường chỉ dùng cho người bị ra mồ hôi tay chân nặng do có thể gây ra một số rủi ro như tê liệt cơ, yếu cơ, nhìn mờ, sụp mí mắt…
- Cắt hạch giao cảm: Nếu tất cả các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm chỉ huy hoạt động của tuyến mồ hôi có thể được thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn tiềm ẩn một số biến chứng như tăng tiết mồ hôi bù trừ, tràn dịch màng phổi, tổn thương mạch máu và hệ thần kinh…
Bên cạnh những phương pháp kể trên, việc duy trì lối sống khoa học cũng rất quan trọng để giảm bớt những bất lợi do mồ hôi tay chân nhiều. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên chú ý hạn chế ăn nhiều đồ cay nóng, các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá… Đồng thời tránh thức khuya, làm việc căng thẳng, lo lắng nhiều…
Hi vọng rằng, qua lời giải đáp trên, bạn sẽ không còn phải băn khoăn về vấn đề bệnh ra mồ hôi tay chân có lây không và tìm ra cho mình biện pháp trị mồ hôi phù hợp nhất. Nếu có điều gì cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0987.45.49.48 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm:
Hòa Hãn Linh – viên uống hỗ trợ điều trị mồ hôi tay chân chứa Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ
Bí quyết trị bệnh ra mồ hôi nhiều hiệu quả qua lời kể của người trong cuộc
Ds. Lê Lương