Thuốc chữa chứng ra nhiều mồ hôi bao gồm những loại nào? Hiệu quả ra sao và cách sử dụng như thế nào? Thông tin về lợi ích và tác dụng phụ của 3 loại thuốc trị mồ hôi từ Tây y và Đông y đang được sử dụng rộng rãi hiện nay có ngay dưới đây.  

Thuốc chữa chứng ra nhiều mồ hôi tác dụng tại chỗ

Chất chống mồ hôi ngoài da

Thành phần hoạt tính trong các thuốc chữa chứng ra nhiều mồ hôi dùng ngoài (chất chống mồ hôi) là chất muối nhôm có tác dụng làm tắc nghẽn lỗ chân lông tạm thời để giảm lượng mồ hôi tiết qua da.

  • Cách sử dụng: Bôi/xịt thuốc lên vùng da bị ra nhiều mồ hôi, thường dùng cho nách, bàn tay, bàn chân hoặc da đầu. Tốt nhất là sử dụng vào buổi tối sau khi tắm, để qua đêm mà không rửa lại. Lưu ý chỉ dùng thuốc cho vùng da khô, sạch.

  • Mức độ hiệu quả: Tùy nồng độ và thành phần của muối nhôm mà khả năng ngăn mồ hôi của mỗi loại sẽ khác nhau, hiệu quả có thể kéo dài tới 24 – 48 tiếng, quá trình vệ sinh sẽ làm trôi thuốc khiến tác dụng giảm dần nên phải dùng thường xuyên.

  • Tác dụng phụ: Cảm giác bỏng rát, dễ kích ứng với da nhạy cảm, nếu có dấu hiệu dị ứng thì nên ngừng lại ngay.

Thuoc-chua-chung-ra-nhieu-mo-hoi-can-dung-theo-chi-dinh.jpg

Thuốc chữa chứng ra nhiều mồ hôi tại chỗ gồm thuốc bôi ngoài da và thuốc tiêm

Thuốc chữa chứng ra nhiều mồ hôi dạng tiêm (thuốc tiêm botox)

Botulinum là hoạt chất chính của thuốc tiêm botox, đây là một loại nội độc tố do vi khuẩn tiết ra có khả năng ngăn chặn acetylcholine – chất dẫn truyền tín hiệu của hệ thần kinh giao cảm. Sự hoạt động quá mức của hệ giao cảm là nguyên nhân kích thích tuyến mồ hôi tăng tiết, do đó, thuốc sẽ giúp hạn chế tiết mồ hôi.  

  • Cách sử dụng: Chủ yếu được chỉ định để điều trị mồ hôi tay chân hoặc mồ hôi nách nặng. Tiêm botox cần có bác sỹ thực hiện, thuốc được chia thành những lượng nhỏ và tiêm vào dưới da tại các vị trí đã đánh dấu trước đó. Bạn sẽ thấy đau, khó chịu khi tiêm.

  • Mức độ hiệu quả: Thuốc bắt đầu phát huy hiệu quả từ 4 – 5 ngày sau khi tiêm, tác dụng giảm mồ hôi có thể kéo dài trong 4 – 6 tháng. Khi mồ hôi tiết nhiều trở lại cần tiêm lại, định kỳ khoảng 6 tháng/lần.

  • Tác dụng phụ: Yếu cơ tạm thời, đau, nhìn mờ, sụp mí…

Thuốc chữa chứng ra nhiều mồ hôi tác dụng toàn thân

Là các thuốc uống dùng theo đơn của bác sỹ, thuốc hoạt động khắp cơ thể nên làm giảm mồ hôi toàn thân. Một số loại thông dụng gồm:

  • Thuốc kháng cholinergic: hay dùng là glycopyrolate và oxybutynin, thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của acetylcholine để ngăn cản tín hiệu chỉ huy tiết mồ hôi từ hệ thần kinh giao cảm. Các tác dụng phụ dễ gặp là nhìn mờ, bí tiểu, khô miệng, táo bón…   

  • Thuốc chẹn beta: Thuốc hoạt động bằng cách ức chế hệ thần kinh giao cảm, một số tác dụng phụ đáng lưu ý của nhóm thuốc này là tim đập chậm quá mức, nặng ngực, khó thở, mất ngủ…

Thuốc chữa chứng ra nhiều mồ hôi toàn thân sẽ cho hiệu quả nhanh trong vòng 4 – 6 tiếng sử dụng, nhưng chỉ cải thiện triệu chứng ra mồ hôi tạm thời. Ngoài ra, cần lưu ý tới vấn đề tác dụng phụ, vì vậy nên các thuốc này được chỉ định khá hạn chế chỉ trong trường hợp ra mồ hôi nặng.

Lựa chọn được đúng loại thuốc chữa chứng ra nhiều mồ hôi sẽ có ý nghĩa rất quan trọng, giúp bạn thoải mái tự tin hơn trong sinh hoạt và giao tiếp. Để hiểu rõ hơn về các loại thuốc này, bạn có thể liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0987.45.49.48, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

HHL.web SP.png

Thuốc chữa chứng ra nhiều mồ hôi từ thảo dược Đông y

Việc sử dụng thảo dược trị mồ hôi có phần lợi thế hơn so với thuốc tây là an toàn, ít tác dụng phụ và hiệu quả cũng không hề kém cạnh. Dưới đây là một số vị thuốc chữa chứng ra nhiều mồ hôi từ Đông y tiêu biểu đã được kiểm chứng tác dụng:

  • Thiên môn đông: Theo nghiên cứu tại Đại học Bundelkhand, Ấn Độ, Thiên môn đông hoạt động tương tự thuốc kháng cholinergic, làm ức chế hệ thần kinh giao cảm, ngăn mồ hôi bài tiết quá mức. Ngoài ra, còn bổ sung nước, giúp cơ thể không bị mất nước do mồ hôi ra nhiều.

  • Hoàng kỳ: Vị thuốc này không chỉ có tác dụng tăng sức khỏe da, làm giảm tình trạng ra mồ hôi nhiều mà còn cải thiện triệu chứng căng thẳng, hồi hộp – biểu hiện tâm lý hay gặp ở người bệnh tăng tiết mồ hôi.

  • Sơn thù du: Là vị thuốc chữa chứng ra nhiều mồ hôi có đặc tính làm săn se bề mặt da bên ngoài để giảm lượng mồ hôi bài tiết. Ngoài ra, Sơn thù du còn có tác dụng điều tiết dòng ion canxi đi vào tế bào, qua đó tham gia điều hòa hoạt động của tuyến mồ hôi.

3 vị thuốc chữa chứng ra nhiều mồ hôi hiệu quả, an toàn từ Đông y.jpg

3 vị thuốc chữa chứng ra nhiều mồ hôi hiệu quả, an toàn từ Đông y

Để sử dụng các vị thuốc chữa chứng ra nhiều mồ hôi trên đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh nên tham khảo viên uống Hòa Hãn Linh là sản phẩm được bào chế hiện đại có kết hợp đủ bộ 3 thảo dược Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ.

GS.BS Hoàng Bảo Châu – Nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Việt Nam đã đánh giá cao công thức của Hòa Hãn Linh bởi sản phẩm vừa tác dụng sâu vào căn nguyên bệnh, ổn định hệ thần kinh thực vật, vừa tác động bên ngoài, ngăn thoát mồ hôi qua da, đồng thời còn giúp bổ sung nước cho cơ thể để mang lại những lợi ích sau:

  • Giảm tiết mồ hôi hiệu quả ở đầu, mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách, lưng và toàn thân.

  • Giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng, ngăn mất nước qua mồ hôi.

  • Giảm căng thẳng, hồi hộp, lo âu, cải thiện tinh thần.

Minh chứng thực tế là đã có rất nhiều người bệnh nhờ sử dụng viên uống thảo dược Hòa Hãn Linh đã giảm được mồ hôi chỉ sau vài tháng, dưới đây là chia sẻ của một trường hợp điển hình:

Kinh nghiệm trị mồ hôi tay chân của Bùi Đức Tùng (Hoàng Mai, Hà Nội)

Xem thêm: 

Hòa Hãn Linh và lợi ích mang lại cho người bệnh mồ hôi nhiều

Hòa Hãn Linh có tốt không? – Đánh giá từ chuyên gia và trải nghiệm người dùng

Kinh nghiệm chữa chứng ra nhiều mồ hôi hiệu quả với Hòa Hãn Linh

Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ tìm được loại thuốc chữa chứng ra nhiều mồ hôi hiệu quả, an toàn cho bản thân để nhanh kiểm soát tốt bệnh. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về giải pháp giảm tiết mồ hôi từ sản phẩm thảo dược Hòa Hãn Linh, hãy liên hệ đến tổng đài điện thoại/zalo: 0987.45.49.48 để được hỗ trợ.

HHL.web SP.png

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://www.aad.org/public/diseases/a-z/hyperhidrosis-treatment