Ra mồ hôi tay chân tuy không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng thực tế, nó lại gây ra quá nhiều sự rắc rối cho người mắc phải. Đối với các bạn đang ngồi trên ghế nhà trường chắc không quên nỗi ám ảnh ướt nhòe vở, dân văn phòng chắc không quên cầm theo khăn khi đi làm… Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách điều trị triệt để căn bệnh này. Hãy tìm hiểu các cách chữa trị mồ hôi tay đơn giản an toàn mà hiệu quả thông qua bài viết sau.
Nguyên nhân gây đổ nhiều mồ hôi tay chân
Đổ mồ hôi là một phản ứng bình thường của cơ thể để hạ nhiệt. Tuy nhiên trong trường hợp mồ hôi ra quá nhiều, bất kể mọi lúc mọi nơi, thì đó có thể là tình trạng bệnh lý cần điều trị. Phần lớn các trường hợp ra nhiều mồ hôi tay chân là do rối loạn của hệ thần kinh thực vật, liên quan với các yếu tố di truyền hoặc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể…
Cách chữa trị mồ hôi tay chân bằng thuốc tây y
Đối với tình trạng ra mồ hôi tay chân quá mức, các bác sĩ thường chỉ định các thuốc thuộc nhóm kháng cholinergic như glycopyrrolate, oxybutynin, pro-banthine… có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh, làm giảm tiết mồ hôi trong vòng 4 - 6 giờ sau khi uống. Tuy nhiên các loại thuốc này chỉ hiệu quả khi dùng liều cao, điều này sẽ kéo theo nhiều tác dụng không mong muốn như khô miệng, táo bón, nhìn mờ, bí tiểu, chóng mặt…
Xem thêm: Các thuốc trị chứng ra mồ hôi tay chân phổ biến hiện nay
Cách chữa trị mồ hôi tay chân bằng phương pháp điện di ion
Phương pháp này ức chế tạm thời các tuyến mồ hôi bằng cách sử dụng thiết bị cung cấp một dòng diện có cường độ thấp để trao đổi ion với về mặt da tay và chân. Tuy chưa rõ cơ chế nhưng phương pháp này cho kết quả khá khả quan đối với người ra mồ hôi chân tay nặng và thường sử dụng 3 - 4 lần/tuần, liên tục trong khoảng 6 tháng.
Cách chữa trị mồ hôi tay chân bằng điện di ion
Thảo dược tự nhiên trong chữa trị mồ hôi tay chân
Thảo dược tự nhiên từ xưa đã là một lựa chọn ưu tiên trong điều trị các chứng ra mồ hôi tay chân, điển hình là bộ 3 thảo dược Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ… Bằng chứng nghiên cứu cho thấy, các thảo dược này có tác dụng làm săn se bề mặt da, điều chỉnh ổn định hoạt động của hệ thần kinh thực vật một cách bền vững và ngăn tiết mồ hôi hiệu quả.
Để giúp giải quyết những rắc rối mà người bệnh đang gặp phải, sản phẩm Hòa Hãn Linh ra đời như một cách chữa trị mồ hôi tay chân hữu hiệu, hội tụ đầy đủ thành phần từ bộ 3 thảo dược quý, giúp người bệnh có thể lấy lại sự tự tin khi không còn bị mồ hôi làm phiền.
Xem thêm: Hòa Hãn Linh – Giải pháp xóa tan nỗi ám ảnh về mồ hôi nhiều
Cách chữa trị mồ hôi tay chân bằng phương pháp dân gian
Một số biện pháp dân gian có thể hỗ trợ cùng những giải pháp trên để nâng cao hiệu quả điều trị mồ hôi tay chân:
Dùng lá lốt
- Rửa sạch 30g lá lốt tươi cho vào nồi cùng ít muối trắng. Đun sôi sau đó để ấm ngâm tay, chân khoảng 15 - 20 phút trước khi đi ngủ
- Chế biến món ăn cùng lá lốt như chả lá lốt, bò cuốn lá lốt, măng xào thịt lá lốt…
Ngâm chân tay bằng lá lốt cũng giúp giảm mồ hôi hiệu quả
Dùng ngải cứu
Ngải cứu có tác dụng tốt đối với các bệnh đường tiêu hóa, thần kinh, bệnh ngoài da… và cũng rất hữu hiệu trong chứng bệnh ra nhiều mồ hôi tay chân. Bạn cho ngải cứu vào nồi với nước và 1 ít muối, hơi nước bốc lên, hơ tay chân trên đó, tinh dầu ngải cứu sẽ làm ấm tay chân bạn, hạn chế đổ mồ hôi tay chân.
Cách chữa trị mồ hôi tay chân bằng tiêm Botox
Botox là một chất độc bảng A tuy nhiên Cục quản lý Dược Phẩm Hoa Kỳ FDA đã nghiên cứu và chấp thuận cho việc sử dụng để điều trị chứng ra nhiều mồ hôi tay chân. Botox được tiêm trực tiếp lên bề mặt lòng bàn tay, lòng bàn chân, nó sẽ ức chế hoạt động của các dây thần kinh giao cảm làm chúng không còn khả năng điều khiển tuyến mồ hôi hoạt động.
Người bệnh sẽ phải tiêm nhiều lần mới có hiệu quả và không điều trị dứt điểm được. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như: đau cơ, yếu cơ, suy giảm thị lực…
Phẫu thuật trong điều trị mồ hôi tay
Phẫu thuật cắt hạch giao cảm thường được áp dụng với trường hợp ra nhiều mồ hôi lòng bàn tay hoặc nách. Tuy nhiên chi phí khá cao và chắc chắn sẽ để lại nhiều tác dụng phụ cho người bệnh, chẳng hạn như gây khô da tay quá mức, tăng tiết mồ hôi bù trừ tại nhiều vị trí khác trong cơ thể, làm giảm nhịp tim, đau dây thần kinh liên sườn…
Bởi vậy, với mỗi cách chữa trị mồ hôi tay chân sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên tùy vào điều kiện và nhu cầu thực tế của bản thân, hãy lựa chọn cho mình một giải pháp tối ưu nhất, vừa đơn giản lại vừa hiệu quả lâu bền mà không để lại hệ lụy nguy hiểm về sau.
Ds. Đặng Hùng
Nguồn tham khảo
https://www.healthline.com/health/hyperhidrosis#outlook
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/hyperhidrosis-treatment-11#1