Cơ thể tăng tiết mồ hôi một cách bất thường, khiến cho việc sinh hoạt, giao tiếp không được thuận lợi. Một số món sau đây theo lương y Bàng Cẩm giúp làm giảm sự tăng tiết mồ hôi:

1. Cật heo xào hẹ

+ Thành phần: 100 gr hẹ lá, cật heo một đôi.

+ Cách làm: Hẹ đem cắt thành từng đoạn ngắn, cật heo rửa sạch, cắt lát mỏng, cho vào chảo xào chín với dầu ăn, nêm nếm gia vị vừa ăn. Món này ngoài công dụng bổ thận, mạnh lưng, còn chữa chứng ra mồ hôi trộm rất hiệu quả.

2. Linh chi tiềm bồ câu

+ Thành phần: 5 gr linh chi, bồ câu 1 con, bột nêm, gừng tươi, hành, rượu - mỗi thứ vừa đủ.

+ Cách làm: Bồ câu làm sạch, cho vào thố, thêm nước vừa đủ, thêm linh chi (đã cắt lát) và gia vị. Cho vào nồi chưng cách thủy. Món này thích hợp với người suy nhược, cơ thể tăng tiết mồ hôi.

3. Dạ dày hầm gạo nếp:

+ Thành phần: dạ dày dê (hoặc dạ dày lợn) 1 cái, gạo nếp 60 g, táo Tàu 15 quả (bỏ hạt).

+ Cách làm: Dạ dày làm sạch, gạo nếp ngâm nước một lúc cho mềm, cùng với táo nhồi vào dạ dày, dùng dây buộc kín lại, cho vào nồi gốm nấu cách thủy cho chín nhừ; thái nhỏ chia ra ăn trong các bữa cơm. Tác dụng: Bổ khí huyết, tăng cường tiêu hóa, chữa cả đạo hãn và tự hãn.

4.Cháo cá thu:

+ Thành phần: cá thu 250g, tiêu bột 1g, chân giò 25g, hành 15g, bột ngọt 2g, gạo 100g, gừng 10g rượu 10g, muối 10g.

+ Cách  làm: Cá làm sạch, để trong bát, cho thêm gừng, hành muối, chân giò, tất cả hấp cho chín. Sau đó bỏ vây, đầu. Gạo vo sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi, sau nhỏ lửa nấu thành cháo loãng, cuối cùng cho thịt cá, bột ngọt, tiêu bột là được. Ngày ăn 1 bát chia theo bữa ăn.

5. Cháo sò, hến:

+ Thành phần: sò biển 100g, hến 100g, gạo 50g, rễ cây hẹ 3g, bột gia vị vừa đủ.

+ Cách làm: Sò, hến đem rửa sạch, hấp cách thủy rồi nhặt bỏ vỏ, thái ruột nhỏ, ướp bột gia vị. Rễ cây hẹ rửa sạch giã nhỏ lọc lấy nước. Gạo xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ, quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho sò và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 4 - 5 ngày.

6. Canh trai lá hẹ:

+ Cách làm: trai đồng 100g, lá hẹ 50g, bột gia vị vừa đủ.

+ Cách làm: Trai rửa sạch đem hấp cách thủy, chắt lấy nước trong của con trai tiết ra; ruột trai làm sạch thái nhỏ, ướp gia vị, xào cho thịt trai ngấm mắm muối; rau hẹ rửa sạch thái vừa miếng. Đổ thêm nước sôi vào nước trai vừa đủ, đun sôi, thả rau hẹ, thịt trai vào, canh sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần, ăn liền 5 ngày.

7. Canh lươn:

+ Thành phần: Lươn 150-200 g.

+ Cách làm: Dùng nước nóng rửa lươn cho hết nhớt; mổ bụng bỏ nội tạng, thái nhỏ, rán với chút dầu ăn hoặc mỡ cho vàng thẫm; thêm nước vào nấu canh ăn mỗi ngày một lần, liên tục 3 ngày.

8. Cháo lươn:

+ Thành phần: Thịt lươn 50-60 g, gạo tẻ nhiều ít tùy theo sức ăn.

+ Cách làm: Nấu thành cháo chia ra ăn buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Tác dụng: Chữa mồ hôi trộm do cơ thể suy yếu sau khi bị bệnh.

9.   Chim cút hầm đậu đen

+Thành phần:  Chim cút làm sạch 1 con, đậu đen xanh lòng 50g, gừng nướng 12g tiềm ăn.

10. Chè Nhân sâm - hạt sen

+ Thành phần: 10 gr nhân sâm, 20 gr hạt sen và 30 gr đường phèn.

+ Cách làm: Cho nhân sâm và hạt sen vào trong bát, thêm nước vừa đủ để ngâm. Sau đó cho cả hai cùng đường phèn vào nồi chưng cách thủy khoảng 1 giờ, lấy ra, dùng vài lần trong ngày. Món này thích hợp cho người dễ ra nhiều mồ hôi, ăn ít, cơ thể suy nhược, hồi hộp, mất ngủ, tiểu nhiều, bổ tâm và thận...

11. Nước sắc hạt sen, rễ lúa nếp:

+ Thành phần:Dùng rễ lúa nếp 30 g, hạt sen 30 g.

+ Cách làm: Rễ lúa nếp rửa sạch, hạt sen bóc vỏ lụa và tâm sen; sắc nhỏ lửa cho đến khi hạt sen chín nhừ. Ăn hạt sen và uống nước thuốc. Tác dụng: Chữa mồ hôi ra quá nhiều do cơ thể chưa hồi phục sau khi bị bệnh.

12. Chè nếp, táo đỏ, táo đen

+ Thành phần: 15 quả táo đen, 6 quả táo đỏ, một nắm tay nếp.

+ Cách làm: Đổ nước vào nồi đất, nấu sôi, cho nếp vào. Táo đỏ, táo đen bỏ hạt, cho vào nấu đến khi chín nhừ, chia làm vài lần dùng trong ngày, khi dùng cho thêm đường. Công hiệu: an thần, thích hợp dùng cho người bệnh tăng tiết mồ hôi; ra mồ hôi trộm sau cơn bệnh.



          TPCN Hòa Hãn Linh - Không còn nỗi lo mồ hôi nhiều
          Những nguy hại khi uống nhiều nước
         Mồ hôi nhiều cao thể gây thiếu vitamin
 

 

13. Chè đậu xanh

+ Thành phần: Đậu xanh 50g, gạo nếp 50g, lá dâu non (khô) 10g, đường vừa đủ.
+ Cách làm:  Đậu xanh gạo nếp sao vàng tán thành bột nhỏ, lá dâu khô cho vào ấm cùng 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước. Cho bột đậu, bột gạo, đường vào nước lá dâu quấy đều, đun cho sôi lại là được. Cho trẻ ăn 2 lần/ngày, lúc đói và cần ăn trong 7 ngày liền.

14. Nước uống lá dâu:

+ Thành phần: Lá dâu khô 10g, rau má khô 5g.

+ Cách làm: Cả hai thứ trên rửa sạch cho vào ấm cùng 200ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước chia 2 lần uống trong ngày, cần uống trong 5 ngày liền.

15. Canh lá dâu:

+ Thành phần: lá dâu non 50g, thịt lợn nạc 100g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ.

+ Cách làm: Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị, xào chín, thêm nước, đun sôi, cho lá dâu vào đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được. Ăn ngày 1 lần với cơm, ăn liền 5 ngày.

16. Nước long nhãn: long nhãn 4 - 6g (bỏ hạt), hạt sen 15g, khiếm thực 15g. Nấu ăn trước khi đi ngủ.

N.T