“Năm 10 tuổi tôi phải bỏ môn học vẽ chỉ vì mồ hôi nhiều ở tay làm lem bẩn giấy. 15 tuổi tôi phải khóc thầm nhiều đêm vì không dám vui chơi cùng với bạn bè, tôi chỉ muốn trốn thật nhanh vào những góc khuất để không ai nhìn thấy. Là con gái, tôi rất thích điệu đà cùng những chiếc áo nhiều màu sắc, nhưng đó là trong suy nghĩ mà tôi chưa bao giờ dám mặc. Những chiếc áo dày sù và tối màu luôn là lá chắn để tôi che đi vết loang của mồ hôi ở dưới nách. Tôi phải làm gì để chấm dứt căn bệnh này?”

Đó là một trong rất nhiều tâm sự của những bạn trẻ khi kể về căn bệnh mồ hôi nhiều. Lo lắng, bất an, xấu hổ, tự ti, sống khép kín… là những gì mà họ đang phải đối diện hàng ngày.

Trong bài viết dưới đây là nội dung giải đáp những vấn đề thường gặp về bệnh tăng tiết mồ hôi cùng với những giải pháp từ thảo dược giúp làm giảm mồ hôi hiệu quả, hy vọng sẽ là những thông tin bổ ích cho cho những ai đang quan tâm đến căn bệnh này.

1. Nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều?

Điều khiển quá trình bài tiết mồ hôi chính là hệ thần kinh thực vật, bao gồm nhánh giao cảm và phó giao cảm tạo ra sự cân bằng trong mọi hoạt động từ nhịp tim, nhịp thở cho đến các tuyến tiết của cơ thể.

Khi hệ giao cảm bị kích thích quá mức, chúng sẽ gửi tín hiệu đến các tuyến mồ hôi, làm cho mồ hôi tiết ra liên tục.

Theo chuyên gia Thần kinh, hàng ngày não sẽ phát tín hiệu đến khoảng 3 triệu tuyến tiết ra mồ hôi trên khắp cơ thể nhằm mục đích điều hòa thân nhiệt và đào thải chất cặn bã qua con đường này. Tăng tiết mồ hôi là sự “dư thừa” các tín hiệu thần kinh từ não bộ gửi tới tuyến mồ hôi, làm mồ hôi tiết ra quá mức và tiến triển thành bệnh.

Gen di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh mồ hôi nhiều. Nếu trong gia đình có anh, chị, em, bố mẹ từng mắc bệnh thì bạn sẽ có 28% nguy cơ bị mồ hôi nhiều giống họ.

Một số yếu tố như: hạ đường huyết, bệnh cường giáp, rối loạn tiền mãn kinh, tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh khác cũng làm tăng nguy cơ bị đổ mồ hôi quá mức … Trong những trường hợp này, điều trị tốt các bệnh lý nền sẽ giảm tiết mồ hôi.

2. Tại sao có người bị mồ hôi toàn thân nhưng có người chỉ ra ở lòng bàn tay, chân, nách…?

Khi bị tăng tiết mồ hôi là do hậu quả của rối loạn thần kinh thực vật, mắc bệnh cường giáp, tiểu đường… mồ hôi có thể ra toàn thân. Trên cơ thể có khoảng 3- 4 triệu tuyến tiết mồ hôi, tuy nhiên ở lòng bàn tay, chân, vùng nách dưới cánh tay lại là những khu vực có mật độ nhiều hơn, do đó mồ hôi cũng ra nhiều so với những vị trí khác.

3. Mồ hôi nhiều khi căng thẳng (stress) nên điều trị thế nào?

Thay đổi cảm xúc dù vui, buồn, lo lắng hay giận dữ... đều có thể tác động trực tiếp lên hệ thần kinh thực vật, tạo ra những phản ứng khác nhau của cơ thể. Khi lo lắng, căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra hàng loạt chất hóa học gây co mạch và tăng nhịp tim để sẵn sàng đối phó với sự thay đổi này, tuy nhiên điều đó lại càng kích thích tuyến mồ hôi hoạt động liên tục. Mỗi khi mồ hôi ra nhiều, người bệnh rất dễ có cảm giác bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh, kèm theo sự rối loạn chức năng khác do thần kinh thực vật điều khiển, chẳng hạn như tăng tiết dịch vị dạ dày (viêm loét dạ dày),… Vì thế, việc điều trị chứng tăng tiết mồ hôi rất cần một giải pháp toàn diện, lâu dài nhằm thiết lập lại sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh thực vật, giảm tính kích thích của hệ giao cảm.

Theo nhiều nghiên cứu, điều trị bệnh mồ hôi nhiều sẽ khó thành công nếu người bệnh không tự kiểm soát cảm xúc một cách tiêu cực. Do đó, bạn nên thực hiện các bài tập thở. Hít sâu, thở chậm hoặc ngồi thiền, yoga cũng được coi là những phương pháp kết hợp có hiệu quả. Kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, hạn chế đồ uống dễ gây kích thích như rượu bia, trà đặc, cafe, nên dùng thực phẩm ít dầu mỡ, không cay nóng, uống nhiều nước trong ngày sẽ giúp làm mát cơ thể và giảm tiết mồ hôi tốt hơn.

Một số hoạt chất sinh học từ thảo dược có khả năng điều chỉnh và cân bằng lại những rối loạn của hệ thần kinh giao cảm sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc chữa trị bệnh mồ hôi nhiều. Thiên môn đông là một trong số những ví dụ điển hình. Ngày nay, Thiên môn đông đã được phối hợp với nhiều hoạt chất sinh học khác, bào chế dưới dạng viên uống khá tiện dụng khi sử dụng.

Hoà Hãn Linh - Giúp hỗ trợ điều trị bệnh mồ hôi nhiều

Sản phẩm Hoà Hãn Linh giúp giảm tiết mồ hôi nhiều có thành phần chính là Thiên Môn Đông

4. Mồ hôi nhiều có chữa được không?

Không phải tất cả những ai bị đổ mồ hôi nhiều đều là mắc bệnh tăng tiết mồ hôi. Đa số các trường hợp, mồ hôi nhiều chỉ là dấu hiệu, triệu chứng của nhiều chứng bệnh khác nhau. Lúc này, nếu điều trị tốt căn bệnh chính thì lượng mồ hôi sẽ tự động được kiểm soát, đôi khi là khỏi hoàn toàn.

Nhưng nếu là tăng tiết mồ hôi do gen di truyền hoặc rối loạn hệ thần kinh thực vật thì sẽ khó điều trị tận gốc, bởi điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài, hoặc vị trí bị đổ mồ hôi.

Một số phương pháp điều trị như: dùng chất chống mồ hôi dạng xịt, điện di ion, tiêm bootox, thuốc ức chế thần kinh giao cảm (kháng acetycholin)...  có thể giúp làm giảm tiết mồ hôi nhanh chóng. Tuy nhiên chúng nhưng lại không thể tác động được vào nguyên nhân gây bệnh hoặc sử dụng thường xuyên bởi rất nhiều tác dụng phụ, vì vậy mồ hôi nhiều vẫn chưa thể trị triệt để.

Phương pháp can thiệp như chiếu laser để triệt phá tuyến mồ hôi cũng mang lại những hiệu quả nhất định khi ra mồ hôi nách và tay. Mới nhất là công nghệ dùng năng lượng vi sóng (tên gọi là MiraDry) được FDA Mỹ đồng ý cho áp dụng vào năm 2011 để triệt phá vĩnh viễn các tuyến tiết mồ hôi ở nách. Nhưng, không phải tất cả các trường hợp điều trị đều thành công.

Các chuyên gia thần kinh nhận thấy, muốn điều trị bệnh ra mồ hôi nhiều cho kết quả bền vững, trước tiên cần thiết lập lại sự cân bằng chức năng của hệ thần kinh giao cảm. Điều này, những phương pháp điều trị từ y học hiện đại khó có thể tác động được. Trong khi nhiều bằng chứng khoa học cũng chứng minh rằng, sử dụng thảo dược truyền thống để điều trị mồ hôi nhiều như Thiên môn đông, Sơn thù du thường mang lại hiệu quả khá tốt. Năm 2013, Viện Dược liệu tại trường Đại học Bundelkhand, Jhansi, Ấn Độ đã công bố kết quả nghiên cứu về cây Thiên môn đông, hoạt chất sinh học từ thảo dược này có khả năng tác động lên hệ thống cholinnergic, giúp ổn định chức năng của hệ thần kinh thực vật, điều hòa làm mát cơ thể, từ đó làm giảm tiết mồ hôi. Sơn thù du có tính se, giúp làm se khít lỗ chân lông trên bề mặt da, ngăn cản việc đổ mồ hôi quá mức. Với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, Sơn thù du còn giúp làm giảm stress oxy hóa nên giảm sự căng thẳng và làm giảm tiết mồ hôi.

 Phân tích của Gs.Bs Hoàng Bảo Châu dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý bài tiết mồ hôi và phải làm cách nào để điều trị mồ hôi nhiều hiệu quả:

5. Cắt hạch thần kinh giao cảm có thể trị triệt để mồ hôi nhiều không?

 “Bác sĩ ơi, em phải làm gì để ngăn mồ hôi lại đây? Cứ ngỡ rằng cắt hạch giao cảm xong là em được giải thoát, nào ngờ giảm mồ hôi tay một thời gian nhưng mồ hôi ra lại đầm đìa ở vùng bẹn trở xuống lòng bàn chân. Hiện giờ em thấy mình còn mất tự tin và ngại ngùng hơn cả trước ngày em cắt hạch...”.

Đây là sự lo lắng của không ít các bạn trẻ đã từng lựa chọn đến cắt hạch giao cảm. Phương pháp này có thể làm giảm mồ hôi tay, nhưng nhược điểm lớn nhất là không chữa được triệt để. Có đến trên 90% số người sau khi cắt hạch bị tăng tiết mồ hôi bù trừ, mồ hôi còn ra nhiều hơn ở nhiều vị trí khác trên cơ thể, chẳng hạn như vùng bẹn, bàn chân, đầu mặt hoặc toàn bộ bề mặt lưng. Ngoài ra nếu vết rạch nhỏ, các dây thần kinh giao cảm có thể nối lại với nhau, mặc dù không thông qua hạch nhưng chúng vẫn có thể làm mồ hôi tay ra nhiều như cũ.

6. Mồ hôi nhiều khi còn nhỏ có phải là bệnh không?

Mồ hôi nhiều nếu bị từ khi còn nhỏ, nguyên nhân có thể xuất phát bởi yếu tố di truyền hoặc hệ giao cảm bị rối loạn, nếu điều trị từ sớm, mồ hôi ở trẻ nhỏ có thể hết hoàn toàn. Ngược lại khi không điều trị hoặc điều trị muộn, bệnh sẽ khó chữa khỏi hơn, bởi não bộ luôn thay đổi để thích nghi, nếu quá trình tăng tiết mồ hôi diễn ra liên tục, nó sẽ được xem là một phản xạ có điều kiện.

Bệnh mồ hôi nhiều (Hyperhidrosis) ở trẻ thường được xác định khi chủ yếu xuất hiện ở lòng bàn chân, bàn tay. Còn đổ mồ hôi nách sẽ hình thành sau tuổi dậy thì (14 - 17 tuổi).

7. Tại sao mồ hôi gây mùi khó chịu?

Trong cơ thể sẽ có hai loại tuyến tiết mồ hôi, một tuyến sản xuất mồ hôi không mùi, tuyến còn lại thường nằm ở các vùng kín, nhiều nếp gấp như nách, bẹn… chúng tiết ra protein và muối nước, các vi khuẩn sẽ phát triển gây mùi mồ hôi rất đặc trưng và khó chịu.

Do vậy, bản thân mồ hôi sẽ không có mùi nhưng nếu mặc quần áo hoặc đi giày dép bít kín suốt ngày thì mùi cơ thể sẽ xuất hiện. Nếu bạn điều trị tốt, không những mồ hôi giảm mà mùi cơ thể cũng tự động “biến mất”.

Lê Hoa

Theo nguồn:

www.spandidos-publications.com

www.ncbi.nlm.nih.gov

www.medicinenet.com

www.footvitals.com