Hầu hết mọi người đều phải trải qua ít nhất một lần bị rối loạn nhịp tim tại một thời điểm nào đó ở trong đời. Trái tim của chúng ta bình thường được ví như một chiếc máy bơm mạnh mẽ, làm nhiệm vụ bơm máu liên tục qua hệ thống tuần hoàn. Mỗi ngày tim đập khoảng 100.000 lần và bơm ra hơn 7.500 lít máu. Trong suốt cuộc đời 70 năm, trung bình trái tim của một người đập hơn 2,5 tỷ lần. Làm việc không ngừng nghỉ như vậy trong suốt một quá trình dài, thật khó để trái tim có thể tránh khỏi những lúc đập sai.
Ở người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp đập của tim bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 60 - 100 lần/phút lúc nghỉ ngơi. Nếu có một tác động nào đó khiến trái tim đập bất thường: quá nhanh, quá chậm hoặc không theo quy luật nào cả, sẽ được gọi là rối loạn nhịp tim, đây là biểu hiện thường gặp nhất trong số các bệnh về tim mạch.

Trái tim đập được nhờ có một hệ thống dẫn truyền hiệu quả

Trái tim của chúng ta gồm có 4 buồng, 2 buồng tâm nhĩ ở phía trên và 2 buồng tâm thất ở phía dưới. Bình thường các buồng tim sẽ co bóp đều đặn và nhịp nhàng với nhau để bơm máu đi nuôi cơ thể. Khi ta ở trạng thái nghỉ ngơi, tim sẽ đập chậm lại. Ngược lại, khi ta hoạt động, đặc biệt là khi gắng sức, tim sẽ đập nhanh hơn để cung cấp đủ oxy cho các bắp cơ.

Tim có thể co bóp một cách nhịp nhàng như vậy là nhờ hệ thống điều khiển tự động đặc biệt, giúp chỉ huy hoạt động của toàn bộ quả tim. Hệ thống này gồm có:
-    Nút xoang: nằm ở tâm nhĩ phải có vai trò phát xung động, làm chủ nhịp. Xung động từ nút xoang phát ra sẽ được dẫn truyền đến 2 buồng tâm nhĩ, kích thích tâm nhĩ co bóp tống máu từ nhĩ xuống thất.
-    Nút nhĩ thất: nằm ở sát vách ngăn giữa buồng nhĩ và thất, tiếp tục dẫn truyền xung động (do nút xoang tạo ra) từ nhĩ xuống thất.
-    Bó His chung: giúp dẫn truyền xung động từ nút nhĩ thất xuống 2 buồng thất và chia thành 2 nhánh -  nhánh trái, nhánh phải.
-    Mạng Purkinje: là những nhánh nhỏ xuất phát từ nhánh phải và nhánh trái của bó His, lan tỏa tới các vùng cơ tim của thất. Xung động sẽ đi theo mạng lưới Purkinje lan ra toàn bộ buồng thất, kích thích cơ tâm thất co bóp và bơm máu vào các động mạch.

Những nguyên nhân nào có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim?

Khi có bất kỳ sự rối loạn nào đó xảy ra với hệ thống dẫn truyền xung điện trong trái tim của bạn, sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim.
Trong cuộc sống thường ngày, rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện khi bạn có rối loạn tâm lý, căng thẳng, stress; lao động gắng sức; hay sử dụng một số chất kích thích như uống rượu, chè, cà phê, hút thuốc lá... he-thong-dan-truyen-trong-tim
Bên cạnh đó, các bệnh lý tim mạch như: nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, các bệnh van tim, viêm cơ tim, các bệnh tim bẩm sinh,... cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền xung động trong tim và gây ra loạn nhịp.

Rối loạn nhịp tim còn có thể gặp ở một số bệnh lý hoặc nguyên nhân khác như: cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, béo phì, cường giáp, bệnh viêm phổi - phế quản cấp hay mạn tính, thiếu máu, rối loạn cân bằng kiềm - toan và điện giải, do thuốc điều trị bệnh...

Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim không xác định được nguyên nhân.

Các loại rối loạn nhịp tim thường gặp

Các biểu hiện của rối loạn nhịp tim thường rất phong phú và đa dạng. Dựa vào vị trí, tính chất, đặc điểm của các rối loạn nhịp tim, người ta có thể chia thành các nhóm:
-    Dựa theo đặc điểm, ta thường có:
-    Rối loạn nhịp tim nhanh: xảy ra khi tim đập > 100 lần/ phút lúc nghỉ ngơi.
-    Rối loạn nhịp tim chậm: xảy ra khi tim đập < 60 lần/ phút.
-    Ngoại tâm thu: là tình trạng xuất hiện những nhịp đập bất thường của tim. Tim đập quá“sớm”, vào lúc chưa “được phép” đã đập, sau nhịp đập sớm này, tim “nghỉ bù” một lát để lấy lại sức trước khi đập nhịp tiếp theo.
-    Dựa vào vị trí, có thể phân rối loạn nhịp tim thành 2 nhóm chính:
-    Rối loạn nhịp trên thất: Là các rối loạn nhịp tim xảy ra ở các vùng phía trên của tâm thất như nhịp xoang nhanh, nhịp nhanh nhĩ, rung nhĩ
-    Rối loạn nhịp thất: Là các rối loạn nhịp tim xảy ra tại tâm thất như ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, rung thất…
Việc phân loại các rối loạn nhịp tim có ý nghĩa rất quan trọng để giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh được hiệu quả hơn.

Triệu chứng của rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có thể khiến cho hoạt động bơm máu của tim trở nên kém hiệu quả và gây ra các triệu chứng:
-    Hồi hộp, trống ngực: Đây là biểu hiện thường gặp nhất của rối loạn nhịp tim. Bạn có thể có cảm giác “hẫng hụt”, hay cảm giác tim bị ngưng lại trong một vài giây, và theo sau đó thường sẽ là một nhịp đập mạnh, đôi khi có thể giống như thể bị “đấm” vào ngực.
-    Cảm giác thấy nhịp tim đập nhanh hơn hoặc chậm hơn so với bình thường.
-    Cảm giác mệt mỏi, khó thở: Tình trạng rối loạn nhịp tim kéo dài sẽ làm giảm hiệu suất bơm và hút máu của tim, khiến bạn có các biểu hiện khó thở và mệt mỏi.
-    Đau ngực: là một trong những dấu hiệu nguy hiểm của rối loạn nhịp tim, thường xuất hiện trên nền các bệnh lý tim mạch khác như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim… Khi xuất hiện triệu chứng này bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để phòng tránh những biến cố nguy hiểm cho sức khỏe.
 

Dau-nguc-la-bieu-hien-nguy-hiem-cua-roi-loan-nhip-tim

Đau ngực là dấu hiệu nguy hiểm của rối loạn nhịp tim

-    Một số triệu chứng khác cũng thường xuất hiện ở người bệnh rối loạn tim như choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, ngất, đau đầu nhẹ dai dẳng...

Rối loạn nhịp tim khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Trong một số các trường hợp, rối loạn nhịp tim có thể là vô hại, nhưng đa phần nó là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý nặng, đe dọa đến cuộc sống của bạn. Vì vậy, nếu cảm thấy bất kỳ sự khác thường nào của trái tim, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và phát hiện sớm những vấn đề về tim mạch. Đặc biệt là trong những trường hợp dưới đây:
-    Tim đập nhanh hoặc chậm kèm theo cảm giác trống ngực, chóng mặt hoặc choáng ngất.
-    Loạn nhịp tim kèm theo khó thở, đau ở ngực, cổ, vai, cánh tay hoặc ở lưng.
-    Loạn nhịp tim xuất hiện khi bạn mới sử dụng một loại thuốc nào đó.
-    Loạn nhịp xuất hiện đồng thời với các triệu chứng khác như sút cân, mệt mỏi kéo dài và đánh trống ngực kèm theo đau đầu và vã mồ hôi...

Khi loạn nhịp tim xuất hiện đồng thời cùng với các triệu chứng này, điều đó thể hiện rằng chức năng tim của bạn đã bắt đầu bị suy giảm hoặc bạn đang có nguy cơ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Những biến chứng của rối loạn nhịp tim

Những biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể gặp phải trong các trường rối loạn nhịp tim nặng và kéo dài đó là: huyết khối, suy tim, ngừng tim đột ngột, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
-    Suy tim: Khi hiệu quả bơm máu bị giảm sút, tim của bạn sẽ phải cố gắng làm việc nhiều hơn bình thường để cung cấp đủ máu ra tuần hoàn đi nuôi cơ thể. Sự gắng sức kéo dài lâu ngày có thể làm trái tim suy yếu và cuối cùng dẫn đến suy tim.
-    Đột quỵ: Khi tim của bạn đập quá nhanh hoặc quá chậm, hiệu suất bơm máu của tim sẽ bị giảm sút. Khi đó, máu sẽ bị ứ đọng lại tại các buồng tim và hình thành nên các cục máu đông. Những cục máu đông này có thể bị vỡ ra và di chuyển theo dòng máu đến các động mạch não, làm tắc nghẽn hoặc vỡ động mạch và gây ra đột quỵ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề do não bị tổn thương.

Bạn cần làm gì khi bị rối loạn nhịp tim?

-    Thay đổi lối sống:
Thực hiện thay đổi lối sống sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng rối loạn nhịp tim và giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh. Những điều bạn nên làm bao gồm:
-    Ăn các loại thực phẩm tốt cho tim: ăn nhiều rau xanh, cá, hạn chế mỡ động vật và cholesterol…
-    Tăng cường hoạt động thể chất.
-    Bỏ hút thuốc lá.
-    Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đặc…
-    Giảm bớt sự căng thẳng trong cuộc sống.
-    Tuân thủ điều trị:
Khi được chẩn đoán mắc bệnh rối loạn nhịp tim, bạn cần tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Có rất nhiều phương pháp để điều trị rối loạn nhịp tim; tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể có thể dùng độc lập hay phối hợp nhiều phương pháp với nhau, theo những nguyên tắc chung, đó là:
-    Loại bỏ các tác nhân gây loạn nhịp như một số loại thuốc điều trị hoặc các chất kích thích…
-    Điều trị tốt các bệnh lý nền: bệnh tim mạch, tiểu đường, cường giáp…
-    Sử dụng các thuốc chống loạn nhịp theo chỉ định: Thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh calci, digoxin...
-    Áp dụng các nghiệm pháp làm giảm nhịp tim bằng cách gây cường phó giao cảm như: ấn và xoa xoang động mạch cảnh, ấn nhãn cầu, nghiệm pháp Valsalva...
-    Trong các trường hợp rối loạn nhịp tim nặng hoặc đáp ứng không tốt với điều trị nội khoa, các phương pháp khác có thể được áp dụng bao gồm: đặt máy tạo nhịp, sốc điện tim, đốt điện sinh lý, phẫu thuật…
Bên cạnh đó, các sản phẩm bổ trợ có nguồn gốc từ dược liệu cũng là một giải pháp an toàn và hiệu quả đối với người bệnh rối loạn nhịp tim, giúp tăng cao hiệu quả trong điều trị, cải thiện triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng của rối loạn nhịp tim.

DS. Thu Thảo

Nguồn tham khảo: http://www.medicinenet.com/arrhythmia_irregular_heartbeat/page3.htm
http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/Arrhythmia/AboutArrhythmia/About-Arrhythmia_UCM_002010_Article.jsp
http://www.medicalnewstoday.com/articles/8887.php&usg=ALkJrhh2lexhBAXoj79QVh1NjRoCpYfLNg


 Thông tin cho bạn:

Giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp nhanh & ngoại tâm thu
 

Ninh-Tam-Vuong-giup-on-dinh-nhip-tim
TPCN Ninh Tâm Vương – Giúp ổn định nhịp đập trái tim

TPCN Ninh Tâm Vương chứa Khổ sâm, Taurine, L-carnitine cùng với các thảo dược quý, là giải pháp phù hợp cho các trường hợp rối loạn nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu:
-    Giúp ổn định nhịp tim, giảm các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng ngất.
-    Giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim.
-    Phòng ngừa các biến chứng của rối loạn nhịp tim như: nhồi máu cơ tim, ngừng tim, đột quỵ, suy tim…

Công ty Đông Tây, số 19A/126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
SĐT Tư vấn: 04.3775.9865 – 08.3977.8085
GPQC: 589/2015/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh