Nhịp tim là số lần tim đập trên mỗi phút. Nó phụ thuộc vào từng cá nhân, tuổi tác, kích thước cơ thể, đang mắc bệnh, hay ở trạng thái ngồi yên, hoặc di chuyển, sử dụng thuốc hay không, thậm chí nhiệt độ không khí cũng có thể ảnh hưởng tới nhịp tim. Một yếu tố gắn liền với chúng ta hàng ngày và có tác động đến nhịp tim một cách rõ ràng, dễ nhận biết nhất chính là cảm xúc: khi bị kích thích hay sợ hãi, vui mừng hay lo lắng đều có thể làm tăng nhịp tim. Nhưng tất cả yếu tố trên đều được dung hòa để đưa nhịp tim ổn định lại nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh tim, hệ mạch và các chất trung gian hóa học để làm cho cơ tim hoạt động hiệu quả trở lại.

1.    Bạn có thể tìm thấy nhịp tim ở đâu trên cơ thể?

Những vị trí tốt nhất để bạn bắt được nhịp đập của tim chính là: Vùng dưới hàm, cổ tay, khuỷu tay, háng hoặc trước cổ chân. Mạch ở vùng dưới hàm được gọi là mạch động mạch cảnh. Mạch bắt được ở trên háng được gọi là mạch đùi. Mạch ở cổ tay được gọi là mạch radial. Mạch pedal là ở trước cổ chân, cánh tay và dưới khuỷu tay.

Nhịp tim dễ dàng tìm thấy ở vị trí vùng dưới han, vổ tay, khuỷu tay

Nhịp tim dễ dàng tìm thấy ở vị trí vùng dưới hàm, cổ tay, khuỷu tay

Còn với các bác sỹ, nhịp tim được xác định qua một ống nghe đặt hơi lệch về phía ngực bên trái, là phương pháp chẩn đoán nhịp đỉnh (tiếng đập từ mỏm tim) chính xác nhất để đánh giá sức khỏe tim mạch. Nhịp đỉnh cho biết các thông tin về số lượng, nhịp điệu, tình trạng hoạt động của tim.
 

Nhịp tim được kiểm tra bằng ống nghe

Nhịp tim được kiểm tra bằng ống nghe

2.    Nhịp tim bình thường là bao nhiêu và đo khi nào?

Nên đo nhịp tim lúc nghỉ ngơi là tốt nhất vì đó là lúc tim hoạt động ổn định, không bị ảnh hưởng bởi sự vận động hay gắng sức. Bạn có thể đếm nhịp tim trong tư thế ngồi hoặc nằm với tâm lý thoải mái. Không nên đo nhịp tim trong tư thế đứng, do khi đó có sự co mạch, thúc đẩy máu tĩnh mạch trở về tim để duy trì huyết áp nên nhịp tim không chính xác, hoặc một số người có tình trạng nhịp tim nhanh khi đứng.

Người khỏe mạnh, nhịp tim nằm trong khoảng 60 đến 100 nhịp/ phút là bình thường. Ở trẻ nhỏ nhịp tim cao hơn tùy theo độ tuổi. Nhưng các vận động viên hoặc người thường xuyên luyện tập thể thao, nhịp tim chậm hơn có thể ở mức 40 đến 60 lần/phút nhưng họ vẫn rất khỏe mạnh, không hề có dấu hiệu mệt mỏi. Bởi cơ tim của họ hoạt động rất tốt, chỉ co bóp ít nhưng cung cấp đủ được máu đi nuôi cơ thể.

3.    Xác định nhịp tim mục tiêu để luyện tập an toàn

-    Nhịp tim tối đa: Là nhịp tim mà bạn có thể đạt được tối đa khi vận động gắng sức.
-    Nhịp tim mục tiêu: Là khoảng nhịp tim an toàn, giúp bạn có chế độ luyện tập hợp lý để tránh biến chứng xảy ra khi vận động hoặc làm việc gắng sức.

Để có thể xác định nó, bạn có thể bắt mạch ở cổ tay và đếm số nhịp đập trong vòng 10 giây, nhân 6 để tìm số nhịp đập trên mỗi phút. Số nhịp đập/phút này nên nằm trong khoảng 50% đến 85% nhịp tim tối đa, đây được gọi nhịp tim mục tiêu. Ví dụ, nhịp tim tối đa của bạn là 170 nhịp/phút thì nhịp tim mục tiêu của bạn là 85 -145 nhịp/phút.

Tuy nhiên, phương pháp xác định này khó chuẩn xác và phức tạp. Bạn có thể xác định nhịp tim tối đa bằng cách lấy 220 trừ đi tuổi của bạn.

Bảng sau đây cho thấy nhịp tim mục tiêu cho các độ tuổi khác nhau dựa trên nhịp tim tối đa. Khi hoạt động ở cường độ cao nhịp tim mục tiêu sẽ dao động ở khoảng 50-69% nhịp tim tối đa, khi hoạt động thể chất gắng sức, nó sẽ ở khoảng 70% đến dưới 90% nhịp tim tối đa.

Tuổi Nhịp tim mục tiêu (nhịp/phút) Nhịp tim tối đa (nhịp/phút)
20 tuổi 100-170 200
30 tuổi  95-162 190
35 tuổi 93-157 185
40 tuổi 90-153 180
45 tuổi 88-149 175
50 tuổi 85-145 170
55 tuổi 83-140 165
60 tuổi 80-136 160
65 tuổi 78-132 155
70 tuổi   75-128 150


Một số thuốc điều trị tăng huyết áp có thể làm giảm nhịp tim tối đa và giảm nhịp tim mục tiêu. Vì vậy, nếu bạn đang được điều trị bằng thuốc huyết áp, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để xác định nhịp tim mục tiêu thấp hơn.

4.    Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nhịp tim?

-    Yếu tố môi trường: Khi nhiệt độ hoặc độ ẩm tăng cao, tim bơm máu nhiều hơn một chút, và gây tăng nhịp tim, nhưng thường không quá 5 đến 10 nhịp/phút. Sự thay đổi độ cao hay sức gió cũng có ảnh hưởng phần nào tới nhịp tim.
 
Thời tiết nóng là một trong những yếu tố gây tăng nhịp tim

Thời tiết nóng là một trong những yếu tố gây tăng nhịp tim

-    Hệ thần kinh: Nếu bạn bị căng thẳng, lo âu hay đột nhiên vui buồn, nhịp tim có thể tăng lên, đó là do yếu tố cảm xúc của não quyết định. Còn khi vận động, hệ thống thần kinh trung ương sẽ gửi các xung động qua trung tâm tim mạch ở hành não để yêu cầu sự phối hợp nhanh chóng của cả tim và các mạch máu để thay đổi huyết áp, tăng cường tưới máu tới các mô để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể..

-    Nhịp thở: Khi hít vào, nếu để ý bạn có thể nhận thấy nhịp tim của mình chậm lại, sau đó ngay lập tức trở lại bình thường. Còn ở người bệnh phổi tắc nghẽn, khi họ khó thở hoặc thở gấp, nhịp tim lại tăng cao để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể.

-    Kích thước cơ thể: Ở những người béo phì, nhịp tim khi nghỉ có thể cao hơn bình thường, nhưng thường không quá 100 nhịp/phút.

-    Thuốc: Các thuốc chẹn beta giao cảm có xu hướng làm giảm nhịp tim, trong khi các thuốc điều trị bệnh tuyến giáp lại làm tăng nhịp tim.

-    Bệnh tuyến giáp: Nồng độ cao của hormone tuyến giáp làm tăng chuyển hóa, tăng nhịp tim, vã mồ hôi và nhiều biểu hiện khác.

-    Thiếu máu, thiếu sắt: Có thể khiến cơ thể mệt mỏi, da nhợt nhạt, móng tay giòn, dễ bị kích thích, tăng nhịp tim.

-    Sốt: Làm tăng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể, do đó làm tăng nhịp tim để đáp ứng nhu cầu oxy.

-    Sốc nhiễm trùng: Làm suy giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tuần hoàn, trong đó có nhịp tim.  

-    Sử dụng quá nhiều caffeine và chất kích thích: Có thể gây tăng nhịp tim, khó chịu, mất ngủ, kích thích, trầm cảm và mệt mỏi.

-    Bệnh tim mạch: Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bệnh xơ vữa động mạch có thể dẫn đến bệnh mạch vành, suy tim hoặc rối loạn nhịp tim. Loạn nhịp tim có thể làm cho tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Sự tổn thương cơ tim do virus, vi khuẩn hay sử dụng thuốc cũng là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim.

TPCN Ninh Tâm Vương giúp hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim nhanh

5.    Chỉ số huyết áp có phải là nhịp tim?

Huyết áp và nhịp tim là là hai chỉ số khác nhau, không như sự lầm tưởng của một số người. Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch, trong khi nhịp tim là số lần tim đập mỗi phút..

-    Không có mối liên quan trực tiếp giữa huyết áp với nhịp tim:

Nhịp tim không cho biết huyết áp cao hay thấp, ví dụ một số người huyết áp thấp nhưng nhịp tim nhanh, và những người cao huyết áp lại có nhịp tim chậm hoặc bình thường.

Huyết áp và nhịp tim

 Huyết áp và nhịp tim – “quen mà không thân”

-    Nhịp tim tăng không gây tăng huyết áp

Khi mới nghe đến hệ tim mạch, chúng ta tưởng rằng huyết áp và nhịp tim có mối liên hệ với nhau, bởi mỗi khi tim tống máu đi, mạch máu giãn ra, huyết áp giảm để máu lưu thông dễ dàng hơn. Nhưng sự thật là nhịp tim có thể tăng nhưng huyết áp có thể không thay đổi và ngược lại. Một ví dụ điển hình là khi vận động mạnh, nhịp tim có thể tăng gấp đôi để đưa máu tới cơ bắp kịp thời, trong khi huyết áp có thể tăng với một con số khiêm tốn.

Có thể lấy nhịp tim để đánh giá hoạt động của tim và mức tiêu thụ oxy nhưng nó không phải là phương pháp chẩn đoán thay cho việc đo huyết áp

Nhịp tim sẽ tăng lên trong quá trình vận động, hoạt động thể chất, do sự tăng cường độ và nhu cầu năng lượng trong quá trình vận động và nó dần trở lại mức bình thường. Nhưng cho dù bạn là một người khỏe mạnh hay có các vấn đề của bệnh tim mạch, bạn vẫn cần nên biết về nhịp tim và những con số được quy định bởi nhịp tim mục tiêu, nhịp tim tối đa. Điều này rấy quan trọng để bạn thiết lập một kế hoạch luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý.

DS Lê Giang

Trích nguồn:
http://www.heart.org
http://tapchi.vnha.org.vn
http://www.livescience.com