Đổ mồ hôi là hiện tượng tự nhiên của cơ thể khi bị sốt, giữa trời nắng nóng, khi lao động gắng sức… nhưng ngay cả khi nhiệt độ cơ thể, môi trường đang bình thường mà bạn vẫn đổ mồ hôi quá mức thì đó là biểu hiện bất thường cảnh báo đến sức khỏe của bạn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn kiến thức tổng quan về bệnh mồ hôi nhiều, từ đó bạn có hướng điều trị cho phù hợp.

Đổ mồ hôi nhiều - Nơi nào thường xuyên “ngập lũ”?

Đổ mồ hôi có thể xuất hiện trên toàn bộ bề mặt của da của mỗi người bởi có tới 3 đến 4 triệu tuyến mồ hôi bao phủ rộng khắp cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng ra nhiều mồ hôi thường được giới hạn khu trú tại những vị trí nhất định, chẳng hạn như lòng bàn tay, bàn chân, đầu, trán hoặc những nơi kín đáo như nách, cổ, bẹn... Những lúc mồ hôi vã ra có thể là do sự kích hoạt bởi sự lo lắng, sợ hãi hoặc giận dữ, tâm lý thay đổi đột ngột.

Một số người cũng bị đổ mồ hôi quanh môi, mũi hoặc trán sau khi ăn thức ăn cay nóng, được gọi là đổ mồ hôi vị giác. Đây có thể là dấu hiệu bình thường nhưng một số rối loạn nội tiết như tiểu đường, rối loạn hệ thần kinh thực vật, zona... cũng có thể làm xuất hiện mồ hôi trên khuôn mặt.

Mồ hôi nhiều khiến cho người bệnh cảm thấy phiền toái, khó chịu

Mồ hôi nhiều – nguyên nhân do đâu?

Các nguyên nhân gây ra chứng mồ hôi nhiều thường gặp phải như:

Kiểu

Nguyên nhân

Rối loạn hệ thần kinh

- Cường giao cảm, rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh tự trị

- Chấn thương vùng cổ, hoặc ảnh hưởng đến các dây thần kinh đến tuyến nước bọt ở phía trước của tai (tuyến mang tai).

Rối loạn nội tiết tố

- Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp),

- Nồng độ đường trong máu thấp (hạ đường huyết),

- Rối loạn hoạt động của tuyến yên hoặc sử dụng các loại thuốc có ảnh hưởng đến chức năng tuyến yên

Do sử dụng thuốc gây tăng tiết mồ hôi

- Thuốc chống trầm cảm

- Thuốc aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID)

- Một số loại thuốc cho bệnh tiểu đường, caffeine, và theophylline

Ung thư

- Lymphoma và bệnh bạch cầu

Nhiễm trùng

- Bệnh lao, nhiễm trùng tim (viêm nội tâm mạc), và nhiễm nấm nặng toàn cơ thể

Nguyên nhân khác

- Mang thai

- Mãn kinh

- Căng thẳng tâm lý,  lo lắng, sợ hãi quá mức

 

Tpcn Hòa Hãn Linh là sản phẩm chuyên biệt giúp làm giảm tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu, mặt, trán... do mọi nguyên nhân. Hãy gọi đến số 0987.45.49.48 để được tư vấn tốt nhất.

Hậu quả của tình trạng tăng tiết mồ hôi quá mức

- Mồ hôi bài tiết quá nhiều khiến da dễ bị nhăn nheo, bong tróc, đôi khi còn trở nên đỏ, sưng tấy do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, mọc mụn ngoài da.

- Mùi hôi cơ thể, đặc biệt là các vùng kín như nách, bẹn... do vi khuẩn kỵ khí, nấm mem sống trên trên da làm phân hủy mồ hôi, tạo ra những mùi rất đặc trưng. Quần áo dễ bị bám mùi hôi và ố vàng.

- Ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần. Luôn rơi vào tâm trạng lo lắng, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông

- Rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật trên các cơ quan khác: làm tăng nhịp tim, nhịp thở, hay hồi hộp, viêm loét dạ dày, tá tràng; rối loạn vận động...

Các phương pháp điều trị bệnh mồ hôi nhiều

- Dùng thuốc: Các bác sĩ thường dùng một số loại thuốc kháng cholinergic như glycopyrrolate, oxybutynin. Atropin… Để hạn chế việc tăng tiết mồ hôi bằng cách ức chế dẫn truyền các hạch thần kinh. Song những loại thuốc này chỉ thực sự hiệu quả khi người bệnh dùng liều cao, và kéo theo nó là những tác dụng phụ ngoài ý muốn như: bị giảm trí nhớ, mờ mắt, táo bón, chóng mặt… chính vì vậy ngày nay các bác sĩ hầu như không điều trị cho bệnh nhân theo hướng này khi vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bất lợi cho sức khỏe.

- Điện di ion: sử dụng dòng điện 10 miliamper chạy qua một dung dịch ngâm chân tay để ức chế quá trình bài tiết mồ hôi. Thời gian thực hiện trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 phút. Khi áp dụng theo cách này bạn phải thực hiện hàng ngày trong tuần đầu tiên và sau đó lặp đi lặp lại hàng tuần hoặc khoảng hai lần mỗi tháng. Khi ngưng thực hiện, mồ hôi có thể tái phát trở lại.

- Tiêm botox (Botulinum toxin): Thuốc được tiêm trực tiếp vào nách, lòng bàn tay, hoặc trán để làm bất hoạt dây thần kinh điều khiển bài tiết tuyến mồ hôi tại chỗ. Giúp ngăn chặn đổ mồ hôi trong khoảng 5 tháng tùy thuộc vào liều. Tuy nhiên phương pháp có thể gây yếu cơ, đau đầu,..

- Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm: Phương pháp này thường được thực hiện khi bị đổ mồ hôi nhiều chủ yếu ở lòng bàn tay, nách. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể gây ra các biến chứng lâu dài như tăng tiết mồ hôi bù trừ trong khi da tay lại rất khô rát, nứt nẻ, bong tróc; đổ mồ hôi vị giác, đau dây thần kinh, hội chứng Horner... Đặc biệt là tăng tiết mồ hôi bù trừ là tình trạng phổ biến nhất sau khi phẫu thuật cắt hạch giao cảm nội soi, chiếm tỷ lệ trên 80%, mồ hôi sẽ ra nhiều hơn ở phần dưới của cơ thể như chân, bẹn,đùi, bụng... với mức độ tồi tệ hơn so với ban đầu.

- Sử dụng thảo dược thiên nhiên: Theo nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên được chiết xuất từ Hoàng kỳ, Thiên môn đông, Sơn thù du… có khả năng làm giảm tiết mồ hôi ở mọi vị trí trên cơ thể. Ngoài việc tăng sức bền trên bề mặt da, nó còn tác động vào bên trong, ức chế sự hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm, điều chỉnh lại quá trình bài tiết mồ hôi của cơ thể một cách tự nhiên và bền vững.

Bên cạnh đó, cần lưu ý một số vấn đề trong chế độ sinh hoạt hàng ngày như:

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: bia rượu, thuốc lá, trà đặc, cà phê…

- Hạn chế ăn nhiều đồ cay nóng, gia vị có mùi

- Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và mặc đồ thoáng mát có khả năng thấm hút mồ hôi

- Uống nhiều nước mỗi ngày

- Thường xuyên tập luyện thể thao để điều chỉnh lại cân bằng của hệ thần kinh

Nguyễn Trang

Nguồn tham khảo: http://www.merckmanuals.com/