Bài tiết mồ hôi là hoạt động sinh lý bình thường, giúp điều hòa thân nhiệt cũng như đào thải một số chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Sự bài tiết mồ hôi được điều tiết thông qua một số hạch thần kinh giao cảm (thuộc hệ thần kinh thực vật). Khoảng 3% dân số gặp phải tình trạng rối loạn sự  bài tiết mồ hôi (cường giao cảm). Đây là nguyên nhân chính gây tăng tiết mồ hôi với những triệu chứng như: mồ hôi chảy ra đầm đìa, liên tục, vị trí thường ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu, ngực…hoặc toàn thân kèm theo một số biểu hiện: tim đập nhanh, hồi hộp, lo âu, xúc cảm mạnh.

Tăng tiết mồ hôi có xu hướng ngày càng gia tăng, thường gặp nhiều hơn ở những người trẻ tuổi, không phân biệt giới tính. Đặc biệt rất nhiều trẻ em ở lứa tuổi học đường đã gặp phải tình trạng bất tiện này. Ngoài việc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do cơ thể mất nước và chất điện giải, gây viêm da, rạn da...tăng tiết mồ hôi còn gây rất nhiều trở ngại trong lao động, học tập, sinh hoạt, mặc cảm trong giao tiếp xã hội...

Nhằm giúp độc giả có kiến thức và hiểu hơn về thông tin cũng như một số phương pháp điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi, chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TĂNG TIẾT MỒ HÔI ” với sự tham gia của GS. TSKH Lê Đức Hinh – Chủ tịch hội thần kinh học Việt Nam, nguyên Trưởng khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai đã giải đáp rất nhiều băn khoăn của độc giả.

Câu hỏi: Xin chào giáo sư và chương trình. Em năm nay 18 tuổi, thường xuyên bị đổ mồ hôi khiến cơ thể sút cân. Không biết đó có phải là nguyên nhân làm em gầy (do cơ thể mất nước làm cho ta thấy ốm). Em có xét nghiệm máu gan và tiểu đường thì tất cả đều tốt.Vậy lí do em sút cân là gì? Mỗi ngày em ra rất nhiều mồ hôi, nhất là khi căng thẳng, sợ hãi. Xin bác sĩ cho em hỏi nguyên nhân gây ra tình trạng ra nhiều mồ hôi như của em.

(Nguyễn Thị Hằng Nga)

GS.TSKH Lê Đức Hinh: Thành phần chính của mồ hôi là nước và các chất điện giải. Khi cơ thể ra nhiều mồ hôi thì sẽ mất đi lượng lớn các chất này. Nếu không được bổ sung đầy đủ khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, xanh xao nên cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Tuy nhiên, việc bạn bị sút cân có thể còn do nhiều nguyên nhân khác: chế độ ăn uống chưa đảm bảo, hay bị 1 số bệnh lý về tiêu hóa,... Còn về tăng tiết mồ hôi có thể do rất nhiều nguyên nhân: điều kiện sinh hoạt, làm việc căng thẳng, chật chội, ăn nhiều thức ăn cay nóng, hay một số bệnh lý cơ thể... Việc bạn ra nhiều mồ hôi những khi sợ hãi hay hồi hộp cũng là hiện tượng sinh lý bình thường. Theo tôi, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ khám và tìm ra nguyên nhân chính xác cho tình trạng sút cân và ra nhiều mồ hôi của bạn để từ đó có phương pháp điều trị cụ thể.

Câu hỏi: Kính chào giáo sư! Con tôi năm nay 10 tuổi, cháu bị ra rất nhiều mồ hôi, đặc biệt là ở mặt và 2 bàn tay khiến cháu gặp rất nhiều khó khăn khi viết bài. Tôi được biết một số thông tin về sản phẩm Hòa Hãn Linh dùng để hỗ trợ điều trị được tình trạng này. Xin hỏi ở độ tuổi của con tôi đã sử dụng được sản phẩm này chưa và phải dùng thế nào cho có hiệu quả. Trong thời gian dùng thuốc cần phải kiêng những gì?

(Đồng Thị Liên)

GS.TSKH Lê Đức Hinh: Cháu của gia đình nhà ta cân nặng thế nào tôi không rõ. Cháu thường ra mồ hôi tay và phải dùng khăn thấm khi viết có thể là do cơ thể không được khỏe. Trước khi dùng thuốc chị nên đưa cháu đi khám chuyên khoa. Cháu nhà chị 10 tuổi thì sử dụng Hòa Hãn Linh được rồi. Như tôi được biết Hòa Hãn Linh dùng cho trẻ em từ 7 tuổi với liều 4 viên/2 lần/ngày, uống trước khi ăn 30 phút. Dùng một đợt liên tục từ 3-6 tháng để có hiệu quả tốt nhất. Không nên cho cháu ăn đồ ăn cay, nóng, uống nhiều nước...

Câu hỏi: Thưa giáo sư! Tôi bị ra mồ hôi rất nhiều, đặc biệt là ở tay và vùng nách. Tôi đã dùng rất nhiều các loại thuốc tây theo đơn của bác sĩ, rồi dùng cả thuốc nam nhưng mà không thấy khỏi. Vậy tôi phải làm gì để hết các triệu chứng kể trên?

(Tạ Thị Minh Loan) 



          TPCN Hòa Hãn Linh - Không còn ám ảnh mồ hôi nhiều
          Những oan ức từ mồ hôi
          Ngừng chảy nhé mồ hôi ơi

 

GS.TSKH Lê Đức Hinh: Chị thử kiểm tra xem tình trạng ra mồ hôi nhiều của mình có liên quan đến các yếu tố như: thường xuyên lo lắng căng thẳng, ăn nhiều thức ăn cay nóng, điều kiện sinh hoạt, làm việc. Ngoài ra, một số bệnh lý như cường giao cảm, cường tuyến giáp... cũng có thể là nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi. Do đó, theo tôi chị nên đến các bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và tìm ra nguyên nhân để các bác sĩ có phương pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng này, chị cần uống nhiều nước, hạn chế thức ăn cay, nóng, ăn nhiều rau xanh, tránh căng thẳng,...

Còn rất nhiều câu hỏi liên quan đến bệnh tăng tiết mồ hôi đã được GS. TSKH Lê Đức Hinh trả lời, quý độc giả có thể tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY