Nguyễn Thị Xuyên: Bé hay đổ mồ hôi trộm vào ban đêm khi ngủ có hại gì không? Chữa mồ hôi trộm cho bé bằng cách nào?
Trả lời:

Đổ mồ hôi trộm khi ngủ ban đêm không chỉ xảy ra đối với các bà mẹ mang thai và phụ nữ đến tuổi mãn kinh, triệu chứng này cũng thường xảy ra với trẻ tuổi mẫu giáo.

Theo lời bác sĩ nhi khoa, trẻ con thường hay đổ mồ hôi ở giai đoạn ngủ sâu và có khả năng đổ mồ hôi trộm khi ngủ cao hơn người lớn vì hệ thống điều chỉnh nhiệt độ còn non nớt. Bên cạnh đó, bé có tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi so với kích thước cơ thể khá cao.

Làm thế nào để phân biệt trẻ đổ mồ hôi do nóng với trẻ bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ.

Bé bị nóng sẽ cảm thấy nóng nực trước khi bắt đầu ngủ sâu. Còn bé đổ mồ hôi trộm, dù ngủ dậy với mồ hôi ướt đẫm quần áo, bé vẫn thấy thoải mái trong khi ngủ.

Vì vậy, nếu con của bạn đổ hồ môi trước khi ngủ hay nếu bé khó chịu vì trời quá oi bức, hãy điều chỉnh máy điều hòa nhiệt độ và chắc chắn rằng bé không đắp quá nhiều chăn. Mẹ cũng nên lưu ý trang phục mặc ngủ của bé, chỉ cần một lớp đồ ngủ là đủ rồi.

Thỉnh thoảng việc đổ mồ hôi trộm vào ban đêm có thể nguyên căn là do bệnh, ví dụ như bé bị nhiễm trùng và việc đổ mồ hôi như là một phản ứng kháng viêm của cơ thể hay trường hợp trẻ bị khó thở khi ngủ và bé bị đổ mồ hôi trộm do cố gắng thở.

Theo dõi một số biển hiện như sốt, ngáy, thở hổn hển, thở khò khè và các triệu chứng khác đi kèm với việc đổ mồ hôi. Nếu phát hiện các triệu chứng cùng lúc, gọi ngay cho bác sĩ. Nếu không có gì xảy ra, việc đổ mồ hôi sẽ dần giảm bớt khi bé lớn lên. Bé sẽ đổ mồ hôi trộm vào ban đêm nhưng không đến nỗi ướt đẫm như trước.